Giải mã thói quen và ám ảnh trong thang máy

A, Theo Mask Online 10:49 17/10/2012
Chia sẻ

Cùng các cập nhật: Phát hiện hệ Mặt trời "chật chội" kỷ lục, đo độ ô nhiễm của không khí bằng diều.

Giải mã thói quen và ám ảnh trong thang máy


Theo quan sát của giới chuyên gia, hầu hết con người lập tức rơi vào tình trạng "đóng băng" đột ngột khi bước vào thang máy. 

“Chúng ta bước vào. Chúng ta nhấn nút. Chúng ta đứng ngây như phỗng”, BBC dẫn lời tiến sĩ Lee Gray của Đại học Bắc Carolina (Mỹ).

Giải mã thói quen và ám ảnh trong thang máy

Các cuộc trò chuyện rôm rả ở hành lang có khuynh hướng tắt ngúm nhanh chóng khi các đương sự bị bao phủ bởi không khí ngột ngạt trong thang máy văn phòng. Chúng ta bước vào và thường quay mặt ngay ra cửa. 

Nếu có một mình, bạn tùy ý sử dụng không gian nhỏ hẹp làm của riêng, và khi thang máy dừng lại để người khác vào, người bên trong lục đục dịch chuyển, theo một dạng gọi là “vũ điệu hình vuông”. 

Khi có 2 người, mỗi người cố thủ ở góc riêng, thậm chí còn chọn 2 góc nằm trên đường chéo để giữ khoảng cách tối đa với người kia. 

Có 3 người, theo vô thức lập tức họ lập nên một tam giác, 4 người thì đứng theo hình vuông, với mỗi người đứng 1 góc riêng. 

Và nếu thêm 1 người thứ 5, nhiều khả năng người này sẽ đứng chính giữa thang máy. 

Nếu số người vượt quá ngưỡng đó, những người đã ở trong thang máy trước đồng loạt có sự di chuyển khôn ngoan để nhường chỗ cho người mới.


Khi đã vào, hầu như ai cũng hành xử theo công thức giống nhau: cắm mắt xuống sàn, hoặc vọc điện thoại. Tại sao ai nấy đều cư xử lạ lùng như vậy? 

Đơn giản là họ không có đủ không gian riêng, theo BBC dẫn lời Giáo sư Babette Renneberg, nhà tâm lý học lâm sàng của Đại học Tự do ở Berlin (Đức).

Trong một không gian kín, nhỏ hẹp như vậy, người ta có cảm giác phải hành động theo một cách khó phân tích được, và họ thường phải tránh chạm mặt nhau. Thế nhưng, có lẽ lý do chính đằng sau các động thái khó hiểu này là điều gì đó ẩn sâu trong tiềm thức con người.

(Nguồn tham khảo: BBC/Khoahoc)

Đo độ ô nhiễm của không khí bằng diều


Các sinh viên đã tốt nghiệp của Trung Quốc và Mỹ đã tham gia vào 1 dự án chung: dùng diều để đo độ ô nhiễm không khí tại Bắc Kinh.

Những chiếc diều thuộc dự án “Bồng bềnh Bắc Kinh” có chứa một chiếc cảm ứng và một đèn LED nhiều mầu để chỉ thị chất lượng không khí: màu xanh lá cây là tốt, màu vàng là trung bình, màu đỏ là độc hại, màu hồng là vô cùng độc hại.

Giải mã thói quen và ám ảnh trong thang máy

Những chiếc diều này có khả năng phát hiện và hiển thị nồng độ của carbon monoxide, những hợp chất hữu cơ độc hại khác và lưu giữ những dữ liệu này.

(Nguồn tham khảo: Đất Việt)

Phát hiện hệ Mặt trời "chật chội" kỷ lục


Các nhà khoa học vừa phát hiện một hệ Mặt trời bé kỷ lục, bao gồm 5 hành tinh quay quanh một ngôi sao, với quỹ đạo gần hơn từ Trái đất đến Mặt trời ít nhất 12 lần.

Giải mã thói quen và ám ảnh trong thang máy
Kính thiên văn Kepler phát hiện hệ hành tinh xoay quanh ngôi sao KOI-500 "chật chội" nhất từ trước tới nay.

LiveScience cho biết, các nhà thiên văn phát hiện thấy hệ Mặt trời ngoại lai này thông qua kính viễn vọng Kepler của Nasa. Họ đã phân tích hệ hành tinh xoay quanh ngôi sao KOI-500, một ngôi sao có khối lượng tương đương với mặt trời nhưng đường kính chỉ nhỏ bằng ¾ và tuổi đời mới chỉ khoảng 1 tỷ năm, chưa bằng ¼ tuổi của Mặt trời chúng ta.

KOI-500 nằm cách chòm sao Lyra khoảng 1.100 năm ánh sáng. Đây là một hệ hành tinh nhỏ, thậm chí là “nhồi nhét” nhất từng được phát hiện từ trước tới nay khi có tối thiểu 5 hành tinh đang quay quanh KOI-500 với khoảng cách từ 1,3 – 2,6 lần kích cỡ Trái đất.

(Nguồn tham khảo: Livescience/Vietnamnet)
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày