NASA dập tắt mọi nghi ngờ về sự kiện Apollo đổ bộ mặt trăng

MX, Theo 12:00 05/10/2010
Chia sẻ

Sau quá nhiều những thắc mắc, hoài nghi về <a href="http://kenh14.vn/c124/t24/20100920031928413/co-phai-con-nguoi-chua-tung-toi-mat-trang.chn" target="_blank">những bức ảnh chụp trên mặt trăng</a>, thì phải có những lời giải thích thỏa đáng chứ nhỉ?<img src='/Images/EmoticonOng/14.png'>

Tiếp tục những cuộc tranh cãi dường như không bao giờ kết thúc về những bức hình trên mặt trăng của phi đoàn Apollo. Lần này chúng mình sẽ được nghe những lời giải thích cuối cùng của NASA vì họ "không còn muốn nghe thêm một lời đàm tiếu nào về thành quả của mình".
 
Cờ bay
 
 
Lý do bị cho là “hàng fake”: Lá cờ Mỹ bay phất phơ trong môi trường không có không khí.
 
Lời giải thích: "Trong hình và video các bạn có thể thấy lá cờ chuyển động là do phi hành gia vừa đặt cố định nó ở vị trí ấy, và các thao tác lúc cắm cờ đã làm nó chuyển động sau đó một lúc” – lời phát biểu của Roger Launius, thuộc viện bảo tàng vũ trụ Washington D.C
 
Không thấy người chụp ảnh
 
 
Hình ảnh Neil Armstrong và thiết bị đổ bộ mặt trăng có tên là Eagle phản chiếu lên chiếc mũ bảo hộ của Buzz Aldrin. Đây là một trong những bức hình nổi tiếng nhất được chụp vào tháng 7 năm 1969.
 
Lý do bị cho là hàng fake: Chỉ có hai phi hành gia ở mặt trăng lúc ấy. Không có dấu hiệu của máy ảnh. Vậy hình từ đâu mà ra?
 
Lời giải thích: Thực ra camera được gắn vào ngực của phi hành gia và là một trong những phụ kiện của bộ đồ du hành luôn. Có lẽ vấn đề này thì đúng là NASA bị bắt bẻ hơi quá đáng. Vào thời điểm đó, họ cũng đã thừa khả năng để tích hợp những phụ kiện "hi-tech" như thế vào bộ đồ du hành.
 
Bầu trời không sao
 
 
Lý do bị cho là "hàng fake": Trên vũ trụ mà không thấy ánh sáng từ một ngôi sao nào trên bầu trời. Thật vô lý!
 
Lời giải thích: Mặt trăng phản chiếu ánh sáng mặt trời và ánh sáng ấy chắc hẳn đã làm các ngôi sao rất khó để nhận ra. Hơn thế nữa, các phi hành gia thiết lặp máy chụp ở chế độ phơi sáng nhanh nên đã hạn chế ánh sáng từ nền phía sau.
 
Không thấy dấu hiệu tiếp đất của thết bị
 
 
Lý do bị cho là "hàng fake": Thiết bị đổ bộ mặt trăng này trong ảnh có vẻ như đang tiếp đất ở một vị trí bằng phẳng. Vì thế các chân đáp phải làm lún cát xuống chứ nhỉ?
 
Lời giải thích: Hệ thống thiết bị đã được giảm tốc độ đáng kể trước khi hạ cánh, hơn thws nữa nó cũng không đáp xuống đủ lâu để làm lún đất cát nơi đây.
 
Ánh sáng biến đổi
 
Trong ảnh là Buzz Aldrin đang leo lên Eagle.
 
Lý do bị cho là "hàng fake": Aldrin lại nổi bần bật ở vị trí bóng tối của Eagle. Và cũng không chỉ có tấm hình này, còn rất nhiều tấm khác bị cho là có vấn đề về mặt đổ bóng.
 
Lời giải thích: Có rất nhiều nguồn sáng nơi đây. Có mặt trời, ánh sáng phản chiếu từ trái đất, ánh sáng đèn của các thiết bị và ánh sáng ngay cả trên bề mặt mặt trăng nữa.
 
Dấu chân quá rõ ràng
 
Hình dấu chân của Buzz Aldrin in hằn trên bề mặt mặt trăng.
 
Lý do bị cho là "hàng fake": Những dấu giày này quá rõ ràng đối với một nơi khô không khốc như trên mặt trăng. Dấu chân rõ ràng nhất khi ở trên bề mặt cát ẩm…
 
Lời giải thích: Bụi trên mặt trăng mịn như bột. Khi soi trên kính hiển vi, chúng giống như tro bụi từ núi lửa vậy. Vì thế khi bước lên, rất dễ dàng để in dấu giày lên đấy.
 
Không thấy dấu hiệu của các thiết bị được để lại
 
 
Khi Armstrong và Aldrin rời khỏi mặt trăng vào tháng 7 năm 1969, họ đã bỏ lại cả thiết bị Eagle,  lá cờ Mỹ cùng rất nhiều các máy móc hỗ trợ khác, ngay cả chiếc máy mà Aldrin đang chỉnh ở hình trên cũng ở lại nốt.
 
Lý do bị cho là "hàng fake": Sau này khi công nghệ phát triển, các máy móc như kính viễn vọng không gian Hubble có khả năng nhìn được các vật thể trong vũ trụ với khoảng cách “siêu xa”. Nhưng không có những hình ảnh nào cho thấy những thiết bị ở trên tồn tại trên mặt trăng.
 
Lời giải thích: Thực ra chưa có loại kính viễn vọng nào trên trái đất hay ngoài trái đất có khả năng “phi thường” đến thế. Ngay đến chiếc kính viễn vọng khủng nhất trên trái đất khi nhìn lên mặt trăng hình ảnh nhỏ nhất trên kính cũng to hơn cả một cái nhà ở kích thước thực.  
 
Ánh sáng lạ
 
 
Có dấu hiệu của ánh sáng lạ ở góc trên bên trái bức hình chụp Buzz Aldrin đang đứng.
 
Lý do bị cho là "hàng fake": Những thứ ánh sáng phản chiếu này đến từ các thiết bị chiếu sáng của một studio nào đó.
 
Lời giải thích: Thực ra đây chỉ là ánh sáng phản chiếu từ ống kính. "Nếu những vụ đổ bộ này là giả mạo thì chúng tôi cũng chẳng dại gì mà để một lỗi nhỏ như thế hiện diện" – các quan chức của NASA “đanh đá” đáp lại.
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày