Theo một nghiên cứu mới cho biết: những người sinh sống ở vùng có vĩ độ cao như Cực Bắc hay Cực Nam, thì sẽ có nhãn cầu và bộ não lớn hơn những cá nhân sống ở khu vực địa lý khác.
Lượng ánh sáng trên bề mặt Trái Đất cũng như độ dài của ngày càng giảm khi vĩ độ càng tăng nên những người sống trong khu vực như thế cần tăng cường thị giác.
Sự gia tăng về kích thước của bộ não hay nhãn cầu cho phép con người có khả năng nhìn tốt hơn ở những nơi ít có ánh sáng mặt trời và hiệu quả nhất cho thấy là những người dân sống tại Vòng Cực của Trái Đất. Thông tin này được đưa ra trong số mới nhất của tạp chí khoa học "Royal Society Biology Letters".
Đồng tác giả Robin Dunbar, ông cũng là người đứng đầu “Viện Nhân chủng học tiến hóa và nhận thức” thuộc trường Đại học Oxford cho hay: "Kết quả của sự so sánh cho thấy, 1 người sống trong Vòng Cực sẽ có kích thước của nhãn cầu lớn hơn 20% so với 1 người sống gần đường Xích Đạo. Thêm vào đó, những người sống ở vùng vĩ độ cao sẽ có thị lực tốt hơn người khác".
Ông còn nói thêm: "Họ cần phải có tầm nhìn tốt hơn để bù đắp cho mức độ ánh sáng thấp tại vùng vĩ độ cao, điều đó khiến điều kiện về môi trường tự nhiên của ánh sáng xung quanh không thay đổi theo vĩ độ".
Lần này ông Dunbar và đồng nghiệp Eiluned Pearce đã nghiên cứu trên hộp sọ của những người sống vào thời điểm 200 năm về trước, đó là 1 phần trong những hiện vật được đặt tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên của trường Oxford và bộ sưu tập Duckworth của trường Cambridge. Họ đã thu thập kết quả sau khi đo lường 55 bộ sọ não của các cá nhân sống tại 12 quần thể khác nhau, chủ yếu tập trung vào kích thước của quỹ đạo và sức chứa của sọ.
Thông tin thu được cho thấy: giữa vùng vĩ độ thấp và cao, nhãn cầu thay đổi kích thước khoảng 1/4 tới 1/3 trên 1 đơn vị Oz (tương đương 28,34952g). Đối với bộ não, người sống ở Micronesians - 1 tiểu vùng bao gồm hàng ngàn hòn đảo nhỏ phía Tây Thái Bình Dương, bộ não của họ lớn khoảng 40,6Oz (xấp xỉ 1.151g). Còn những người sống tại Scandinavians - tiểu vùng thuộc Bắc Âu bao gồm 3 nước: Đan Mạch, Na Uy, Thụy Điển, bộ não của họ đạt tới 50,2Oz (khoảng 1.423g).
Mặc dù số liệu về sọ của người sống ở Vòng Cực không xuất hiện trong nghiên cứu nhưng họ vẫn có thể ước tính dựa trên các cơ sở dữ liệu sẵn có và nó lớn hơn khoảng 20%.
Các nhà khoa học cũng nhanh chóng chỉ ra kích thước não không nhất thiết phải tương quan với sự thông minh.
Ông Pearce giải thích: "Điều mà họ muốn cố gắng để chỉ ra rằng kích thước của bộ não không tỉ lệ thuận với trí óc thông minh, nó chỉ có nghĩa là việc tăng kích thước của các vùng não dành riêng cho thị giác, đã làm tăng kích thước tổng thể của não". Trước đây điều này đã được chứng minh ở loài chim và động vật linh trưởng khác nhưng nghiên cứu mới cho thấy ảnh hưởng của nó đối với con người.
Các phát hiện này giúp giải thích lý do tại sao người Neanderthals và tổ tiên của họ có bộ não lớn hơn so với chúng ta. Mặc dù về mặt thông số của não lớn hơn nhưng không nhất thiết là họ phải thông minh.
Vùng ở vĩ độ cao sẽ có nhiệt độ thấp hơn ở gần xích đạo, nên các nhà khoa học có thể loại trừ khả năng tăng nhãn cầu và kích thước não do chất béo. Ngay cả khi có yếu tố khí hậu, chỉ có ánh sáng khi tiếp xúc sẽ giải thích sự khác biệt về kích thước đó.
Ta có thể kết luận lại rằng, con người vẫn luôn kiên cường và cố gắng tiến hóa thích nghi dù cho ở hoàn cảnh nào. Và mỗi khi gặp một người ngốc nghếch chúng mình thường hay có câu nói rằng "Đầu to mà óc bằng hạt kờ-no" thế nhưng không phải cứ não to hơn là thông minh hơn đâu teen nhé!