Lý giải "bộ não to, trí thông minh vẫn bằng... hạt nho"

Ling Ling, Theo 12:00 25/10/2011
Chia sẻ

Kích thước của não bộ không hề quyết định sự "nhanh trí" đâu bạn nhé! <img src='/Images/EmoticonOng/02.png'>

Nếu các bạn từng có suy nghĩ “đầu càng to càng thông minh” thì theo một nghiên cứu mới đây, "câu thơ rất vần" của bạn đã hoàn toàn sai lầm! Chính việc tập trung cao độ để đạt kết quả cao trong khi làm việc mới là chiếc chìa khóa quyết định bạn có thể thành công và thông minh hơn hay không, chứ không phải là do kích thước bộ não.


Não to chưa chắc đã là người thông minh.

Ai cũng biết rằng, Albert Einstein được cả thế giới công nhận là nhà khoa học thiên tài có ảnh hưởng lớn nhất mọi thời đại. Thực tế, nhà bác học Albert Einstein có bộ não… giống hệt chúng ta, tức là kích thước của nó không hề to hơn như mọi người vẫn nghĩ. Tuy nhiên, khi giành tất cả tâm huyết, sự tập trung của mình cho các đề tài khoa học, bộ não của ông đã hoạt động hiệu quả hơn rất nhiều so với người thường. 


Tranh vẽ minh họa Albert Einstein - người từng đoạt giải Nobel Vật lý năm 1921.

Vậy tại sao chúng ta không thể thông minh như thế?

Nhà thần kinh học Edward Bullmore tại Đại học Cambridge đã nói rằng, não bộ phát triển để điều khiển hoạt động cơ thể sao cho tiêu tốn ít năng lượng, sau đó, số năng lượng còn lại sẽ được dùng cho việc ghi nhớ các sự việc xảy ra xung quanh chúng ta.

Để thể hiện sự tiêu tốn năng lượng trong các hoạt động trí óc, ông Bullmore đã sử dụng kỹ thuật phác thảo hình ảnh não bộ. Sau đó, ông nhận ra rằng, các công việc trí não sẽ “ngốn” của chúng ta tới 20% năng lượng thu được từ các nguồn dinh dưỡng trong ngày.


Và nhà bác học lừng danh Albert Einstein chính là minh chứng tiêu biểu cho điều này.

Trong một nghiên cứu khác, nhà sinh lý học thần kinh Simon Laughlin thuộc Đại học Cambridge đã rút ra từ những ví dụ sinh học để chứng minh rằng, sự tiến hóa đã điều chỉnh thiết kế của bộ não, khiến chúng hoạt động ngày càng tốn ít năng lượng hơn.

Vậy tại sao chúng ta có kích thước não bằng Enstein nhưng lại không thể thông minh được như vậy? Dù Enstein chưa bao giờ làm bài kiểm tra IQ nhưng các nhà khoa học cho rằng IQ của ông “rơi” vào khoảng 160, cao hơn 99,9% dân số thế giới.


Mặc dù là cha đẻ của nhiều công trình nghiên cứu nhưng não của nhà bác học này lại không hề to hơn người bình thường.

Bullmore cho biết, những người càng có khả năng liên kết dữ liệu tốt thì chỉ số IQ càng cao. Hóa ra “mental leaps” (“bước nhảy tinh thần” hay hiểu đơn giản là “nhanh trí”) chỉ đơn giản là sự liên kết giữa các vùng khác nhau của não bộ.

Cũng như những người có chỉ số IQ cao, bộ não của Enstein có khả năng tổng hợp thông tin một cách tuyệt vời nhờ mạng lưới “dây dẫn” chằng chịt. Tuy nhiên, điều này cũng khiến não bộ của ông luôn phải hoạt động với công suất lớn, tiêu tốn rất nhiều năng lượng. Theo nghiên cứu, não người bình thường khó lòng có thể xây dựng được hệ thống mạng lưới dày đặc và phức tạp như vậy. Đó chính là lý do tại sao chúng ta không thể thông minh được như Enstein.


Và kết luận lại, kích thước của bộ não không hề ảnh hưởng đến trí thông minh của chúng ta. Để rèn luyện được sự minh mẫn và cách lập luận hiệu quả, chúng ta cần có sự tập trung, đầu tư trong quá trình thực hiện để đạt được kết quả cao nhất. 
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày