Lý giải nguyên nhân con người thèm “ăn bậy” |
Một nghiên cứu mới hé lộ, không chỉ có phụ nữ mang thai và trẻ em mắc hội chứng Pica - trạng thái thèm ăn những thứ phi thực phẩm, có rất ít hoặc hoàn toàn không có giá trị dinh dưỡng như đất sét, đinh, cát, phấn, phân gà, … - mà cả đàn ông cũng thèm “ăn bậy”.
Trước đây, các nhà khoa học từng nhận thấy, con người có thói quen pica vì 2 lí do: để bù đắp sự thiếu hụt các khoáng chất vi lượng trong bữa ăn của họ hoặc để tẩy rửa và loại bỏ giun sán trong đường ruột.
Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn chưa thu được bằng chứng nào về việc cơ thể con người có thể thực sự hấp thụ được các khoáng chất vi lượng từ đất. Do đó, Pica "có thể không mang lại bất kỳ lợi ích sức khỏe nào".
Một số chuyên gia cho rằng, hội chứng Pica là một rối loạn ăn uống nghiêm trọng nhưng ít được chú ý và nghiên cứu hơn so với những chứng rối loạn khác như cuồng ăn vô độ hay chán ăn. Họ sẽ tiến hành thêm các nghiên cư để làm rõ về hội chứng kỳ lạ này, đặc biệt ở đàn ông.
(Nguồn tham khảo: Vietnamnet)
Loài cá voi có khả năng bắt chước giọng người |
Các nhà hải dương học Mỹ và Canada đã phát hiện ra được một chú cá voi trắng có tên NOC, sổng ở khu vực biển gần bang California, có khả năng bắt chước giọng người.
Ghi lại những âm thanh mà NOC phát ra, phân tích, so sánh với giọng con người trên một chương trình máy tính. Thật ngạc nhiên, những âm thanh mà chú cá này tạo ra có cấu trúc giống với giọng người hơn là giống với những âm thanh chúng tạo ra để gây tiếng vang và để liên lạc với đồng loại.
Chú đã sử dụng mũi, chứ không phải các thanh quản để tạo ra âm thanh. NOC đã buộc phải thay đổi áp lực trong mũi và hơi thở để có thể bắt chước được giọng của con người. Tuy nhiên, sau khi trưởng thành, NOC đã không còn tạo ra những âm thanh như tiếng người nữa.
(Nguồn tham khảo: Datviet)
Xác định loài khủng long ăn thịt lớn nhất |
Sau khi nghiên cứu hóa thạch cổ đốt sống của thằn lằn xương sống được tìm thấy ở Úc vào năm 2011, các nhà khoa học xác định loài khủng long Spinosaurus (thằn lằn xương sống) là loài khủng long ăn thịt lớn nhất thế giới. Chúng xuất hiện vào thời gian giữa kỷ Phấn Trắng, khoảng 112 triệu đến 97 triệu năm trước, tại vùng đầm lầy Bắc Phi.
Phục dựng hình ảnh loài thằn lằn xương sống.
Loài thằn lằn xương sống này có hai loại: thằn lằn xương sống từ Ai Cập và thằn lằn xương sống từ Morocco. Phần xương sống đặc biệt của Spinosaurus, với sự duỗi dài của các đốt sống, phát triển lên đến 2m chiều dài, được liên kế với nhau bởi da, trông giống cấu trúc của một cánh buồm. Chúng có chiều dài khoảng 16-18m và nặng 23 tấn.
(Nguồn tham khảo: Livescience)
Phát minh quần jeans giúp làm sạch không khí |
Một nhà hoá học cũng đồng thời là nhà thiết kế thời trang - cô Hellen Storey - đã có một ý tưởng thiết kế quần jeans thân thiện với môi trường giúp loại bỏ các chất khí có hại ra khỏi không khí.
Những chiếc quần jeans sẽ được phủ một lớp dioxide titan. Lớp dioxide titan sẽ phản ứng với ánh sáng và không khí để trung hoà nitrogen oxide (oxit nitơ) - chất ô nhiễm phát thải bởi các phương tiện giao thông và các nhà máy. Nitrate trong nước thải giặt các chiếc quần này là vô hại đối với môi trường.
Sản phẩm quần jeans thân thiện với môi trường đã được kiểm tra và cho thấy nó hoàn toàn không gây tác dụng phụ lên da người hay tác động tiêu cực tới nguồn nước. Sản phẩm này có thể được bán trên thị trường trong vòng hai năm tới.
(Nguồn tham khảo: Dailymail)