Black Friday có nghĩa là "ngày thứ 6 đen tối", nhưng lại không hề "đen tối" một chút nào. Đây được coi là “ngày lễ” trọng đại của các tín đồ
mua sắm, khi hàng loạt cửa hàng tại nhiều nước trên toàn thế giới đều đồng loạt "đại hạ giá".
Nhưng do đâu mà con người ta lại trở nên phát cuồng vào mỗi dịp như thế này? Thậm chí nhiều người đang hết tiền còn sẵn sàng "quẹt thẻ" để thỏa mãn cơn sốt mua sắm để rồi mua về những món đồ thường được... vứt xó. Tất cả đều bởi vì...
Đã là con người - luôn có tâm lý thích... tích trữTheo các nhà khoa học nguyên nhân đầu tiên của những quyết định “quẹt thẻ” mang tính bốc đồng này là do
tâm lý thôi thúc tích trữ của con người.
Theo giáo sư tâm lý học Ryan Howell của trường ĐH Bang San Francisco (Mỹ), tâm lý mua đồ để tích trữ thực ra bắt nguồn từ bản năng sinh tồn của con người. Vào thời kì đồ đá, khi còn sinh tồn nhờ vào săn bắt và hái lượm, con người thường tích trữ bất cứ cái gì ở trong tầm với.
Hành động này bị thúc đẩy bởi ý nghĩ rằng ta sẽ không thể gặp được cơ hội nào khác như thế nữa. Như vậy, mỗi khi con người nhìn thấy vật gì có thể “hết hàng” nhanh chóng, chúng ta sẽ cố sức lấy về dù nó có ích hay không.
Điều tương tự được áp dụng với mua sắm. Mặc dù "thời thế" đã thay đổi, các mặt hàng đã trở nên đầy đủ hơn nhưng bản năng sinh tồn nói trên vẫn còn tồn tại và thể hiện rõ ràng nhất khi vào các mùa sale.
Vào lúc này, những nơi treo biển giảm giá 50% sẽ gieo vào đầu người mua ý nghĩ:
“Nếu không mua bây giờ thì sẽ không bao giờ có cơ hội thứ 2”. Chính vì vậy, nhiều người đã "bất chấp hết quẹt thẻ đi" mà không để tâm đến việc mình có cần sản phẩm đó hay không.
Đáng buồn thay, bản năng này xảy ra với hầu hết chúng ta. Theo một nghiên cứu của ngân hàng Montreal (Canada) vào năm 2012 thì người Canada tiêu trung bình 3.720 đôla Canada ( khoảng 65,7 triệu VND) do những quyết định bốc đồng.
Một cuộc điều tra khác của trang Creditcard.com vào năm 2014 cũng cho thấy 75% người Mỹ "quẹt thẻ" do tâm lý tích trữ, trong đó có 10% chi đến hơn $1.000 (khoảng 22 triệu VNĐ) cho một sản phẩm duy nhất.
Cảm giác thỏa mãn khi... chi tiềnMột lý do khác thúc đẩy chúng ta mua sắm vô tội vạ là
cảm giác sung sướng mà nó mang lại.
Scott Rick - giáo sư ngành marketing thuộc ĐH Michigan khẳng định, mua sắm thực sự khiến chúng ta hạnh phúc hơn. Cụ thể, việc mua sắm khiến nhiều người cảm thấy họ đang được kiểm soát cuộc sống của chính mình sau những căng thẳng trong công việc.
Chính là việc chọn lựa
mua hay không mua sẽ có tác dụng như một viên thuốc an thần. Tuy nhiên để đạt được hiệu quả thì người mua phải thực sự đau đầu trước món hàng này để khi họ quyết định, họ sẽ thấy dễ chịu vì bản thân đã quyết định đúng.
Nhưng không chỉ vậy, ngay cả việc chạm vào món đồ cũng khiến bạn muốn chi tiền ngay tức khắc. Thậm chí vào năm 2003, thống đốc bang Illinois (Mỹ) đã phải đưa ra lời cảnh báo rằng người dân nên cẩn thận khi cầm xem một món đồ nào đó, vì điều này dễ thúc đẩy họ mua chúng một cách không cần thiết.
Nghe có vẻ kì lạ nhưng các nghiên cứu đã cho thấy rằng chạm vào một món đồ sẽ kích thích cảm giác chiếm hữu và ta sẽ không còn muốn đặt chúng xuống nữa.
Phương thuốc nào cứu chữa cho người "nghiện shopping"?Vậy có cách nào để ngăn cản tình trạng... "rỗng túi" mùa sale?
Lời khuyên đầu tiên là bạn nên...
trì hoãn một ngày trước khi đưa ra một quyết định mua sắm nào đó dù lớn hay nhỏ. Khi thắc mắc rằng mình có nên mua thứ gì không, hãy suy nghĩ kĩ hơn và quay lại vào ngày hôm sau. Có thể bạn sẽ vẫn muốn sở hữu món đồ này nhưng nhiều khả năng rằng bạn sẽ quên mất nó.
Một thủ thuật khác: hãy theo dõi chi tiêu của mình và trả bằng tiền mặt thay vì... nghiến răng quẹt thẻ. Nếu bạn có cái nhìn tổng thể về số tiền thực sự bạn đã tiêu, bạn sẽ dễ thắt chặt chi tiêu của mình hơn.
Những cái mác giảm giá vẫn luôn hấp dẫn và dễ dàng lừa ta “mở hầu bao” để mua chúng. Tuy nhiên với một sự kiểm soát nhất định, bạn có thể cưỡng lại lời mời gọi hấp dẫn đấy.
Hãy nhớ: chỉ nên mua những gì bạn thực sự cần nếu không muốn rỗng ví.
Nguồn: BBC