Lý do chúng ta không thể nhớ thời thơ ấu

Julian Nguyễn, Theo Mask Online 00:01 25/08/2012
Chia sẻ

Có bao giờ bạn tự hỏi: tại sao chúng ta không nhớ những kỉ niệm thời còn "con nít"?

Trong cuộc đời, chắn chắn sẽ có những khoảng thời gian mà bạn không thể nhớ nổi những kí ức về thời thơ ấu, trong giai đoạn từ sơ sinh tới 3 tuổi.

Mặc dù khá nhiều người đã trải qua hiện tượng này (tên khoa học của nó là childhood amnesia), nguyên nhân của sự mất trí nhớ này vẫn còn là một điều bí ẩn. 

Dưới đây là 4 giả định được đưa ra, có thể lý giải tại sao bạn không thể nhớ bất cứ điều gì về những ngày thơ ấu.

1. Não bộ chưa phát triển

ly-do-chung-ta-khong-the-nho-thoi-tho-au

Nhiều nhà thần kinh học cho rằng, trẻ em không thể ghi lại những trí nhớ mang tính dài hạn vì não bộ của chúng chưa phát triển đầy đủ. Chúng có thể giữ lại một số loại trí nhớ. 

Trên thực tế, hai trong số các vùng trong não bộ làm nhiệm vụ ghi lại trí nhớ là vùng hải mã và thùy thái dương giữa. Đây là 2 vùng não bộ rất phát triển ngay từ khi chúng ta được 1 tuổi. Tuy nhiên, vùng vỏ não dưới trán không hoàn toàn phát triển đầy đủ cho đến khi chúng ta tròn 20 tuổi.

ly-do-chung-ta-khong-the-nho-thoi-tho-au

Các nhà thần kinh học tin rằng, vùng não bộ này giúp chúng ta hình thành nên những trí nhớ tình tiết (episodic memories) - những thứ đã xảy ra với chúng ta. 

Trước khi vùng vỏ não dưới trán phát triển được một phần, chúng ta có thể gợi nhớ lại các kỹ năng cũng như nhận dạng được đồ vật, nhưng chúng ta không thể “truy cập” được toàn phần vào hệ thống ký ức.

2. Khả năng ngôn ngữ bị giới hạn

ly-do-chung-ta-khong-the-nho-thoi-tho-au

Các nhà tâm lý học lý luận, sở dĩ chúng ta không thể nhớ được những ký ức thời thơ ấu bởi ta không dựng lại được ký ức đó bằng ngôn ngữ. Vì vậy, những ký ức này sẽ không bao giờ trọn vẹn, đầy đủ và được lưu giữ cẩn thận. 

ly-do-chung-ta-khong-the-nho-thoi-tho-au

Học ngôn ngữ khiến chúng ta thay đổi nhìn nhận thế giới này. Bạn có thể nghĩ về nhiều thứ một cách khác nhau trước khi bạn có thể diễn tả nó bằng lời. Vì vậy, trí nhớ từ những ngày tháng chưa-biết-nói của bạn có thể không được sâu đậm cho lắm bởi vì cách bạn nhìn nhận thế giới này… rất khác.

3. Chưa có nhận thức về bản thân

Các nhà thần kinh học nhận định, trẻ em cần phải có sự nhận biết và ý thức nhất định về bản thân mình trước khi chúng nhớ về những thứ xảy ra xung quanh. Đây là khả năng ghi nhớ và tự thuật lại ký ức. 

ly-do-chung-ta-khong-the-nho-thoi-tho-au

Một thí nghiệm về khả năng tự nhận biết và ghi nhớ đã ủng hộ cho giả thuyết này. Nhà tâm lý học Hark Howe đã làm cuộc thử nghiệm để xem đứa trẻ có thể tự nhận ra bản thân mình trong gương hay không. Ông đã để cho những đứa trẻ này chơi gấu nhồi bông và bảo chúng cất những con gấu bông này trong tủ của phòng thí nghiệm. 

ly-do-chung-ta-khong-the-nho-thoi-tho-au

Hai tuần sau, ông ấy đưa bọn trẻ đến phòng thí nghiệm và phát hiện ra rằng: chỉ có những đứa trẻ nhận ra mình trong gương mới có thể nhớ được chúng đã cất con gấu bông này trong tủ nào. Những đứa trẻ còn lại không thể nhớ nổi chúng đã làm gì với các em gấu tội nghiệp.

4. Không thể gợi nhớ lại ký ức

ly-do-chung-ta-khong-the-nho-thoi-tho-au

Các nhà tâm lý học cho rằng, chúng ta không gặp vấn đề gì trong việc ghi lại ký ức mà chỉ gặp rắc rối trong việc gợi nhớ khi già. Chúng ta có thể quên những gì diễn ra khi ta còn thơ bé vì mọi thứ xung quanh đã thay đổi quá nhanh, không có thứ gì trong hiện tại liên quan để giúp chúng ta khơi gợi ký ức ở quá khứ. 


Bạn có thể xem thêm:

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày