"Khai quật" ảnh chặt phá rừng khổng lồ thời xưa

Quốc Trung, Theo Mask Online 12:00 02/11/2012

Xem để biết rằng vào thời xưa, thiên nhiên đã sản sinh ra những cây đại thụ to "không thể tin nổi". Vậy mà con người đã chặt phá nó.

Từ thuở xa xưa, gỗ đóng một vai trò quan trọng trong việc cung cấp nguyên liệu làm nhà cửa, đồ đạc cho chúng ta. Thế nhưng sự phát triển nhanh chóng của xã hội và nhu cầu tiêu dùng con người đã khiến nhiều khu rừng cổ thụ bị tàn phá nặng nề. 

Chùm ảnh sau đây được chụp nhiếp ảnh gia người Thụy Điển - A. W. Ericson chụp vào khoảng năm 1915 đã cho thấy mức độ khủng khiếp mà con người gây ra đối với thiên nhiên. 
 
"Khai quật" ảnh chặt phá rừng khổng lồ thời xưa 1

Vào thập niên 1850, vàng được phát hiện tại vùng bờ biển miền Tây nước Mỹ, đặc biệt là tại California. Đây là khu vực có nhiều loài cây cho gỗ đỏ (redwood) mà tiêu biểu là cây tùng bách. Gỗ đỏ là loại gỗ có giá trị kinh tế cao bởi chất lượng gỗ bền, tốt mà lại dễ chế tác.

  
"Khai quật" ảnh chặt phá rừng khổng lồ thời xưa 2

Những cây tùng bách ở California có chiều cao đạt từ 70 - 120 mét, đường kính rộng nhất ở thân lên đến 8 mét. Đây là một trong những loài thực vật có tầm vóc to lớn nhất trên Trái đất. 


"Khai quật" ảnh chặt phá rừng khổng lồ thời xưa 3

Cơn sốt đào vàng đã kéo theo sự phát triển của các thành phố lớn ven biển miền Tây Hoa Kỳ như San Francisco. Nhu cầu lấy gỗ làm nhà ở và đồ đạc tăng nhanh đã dẫn đến sự bùng nổ của ngành công nghiệp khai thác gỗ tại vùng đất này. 

 
"Khai quật" ảnh chặt phá rừng khổng lồ thời xưa 4

Những người tiều phu đang đứng trên một phần thân gỗ đã được xẻ ra để dễ vận chuyển. Bạn có thể hình dung kích thước của những cây tùng bách cổ thụ to lớn đến nhường nào so với những người trong ảnh. Thế nhưng kích cỡ to lớn đó không thể bảo vệ những cây tùng bách khỏi số phận bi đát của chúng. 

 
"Khai quật" ảnh chặt phá rừng khổng lồ thời xưa 5

Loài tùng bách ở California này có độ tuổi lên đến 4.000 năm. Một số cây tùng bách còn tồn tại đến ngày nay đã nảy mầm từ trước khi nền văn minh Hy Lạp và La Mã cổ đại ra đời. 

 
"Khai quật" ảnh chặt phá rừng khổng lồ thời xưa 6

Vào năm 1853, diện tích rừng tùng bách ở California ước tính đạt đến 8.100km vuông. Trong cùng năm đó, 9 nhà máy gỗ đã được xây dựng tại Eureka, thành phố ngày càng thịnh vượng nhờ ngành khai thác gỗ tại California. 

 
"Khai quật" ảnh chặt phá rừng khổng lồ thời xưa 7

Hình ảnh của một vạt rừng bị chặt phá trơ trụi. Vào cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, nhiều khu rừng vốn là đất công của chính phủ đã bị chuyển đổi bất hợp pháp cho tư nhân. Điều đó càng góp phần đẩy nhanh tốc độ chặt phá rừng tại California. 

 
"Khai quật" ảnh chặt phá rừng khổng lồ thời xưa 8

Cuối thế kỷ 19, hầu hết những người tiều phu vẫn còn sử dụng các công cụ đơn giản như cưa, rìu để chặt gỗ. Sự cải tiến về công nghệ đầu thế kỷ 20 cũng đẩy nhanh tốc độ phá rừng. Khi Vườn Quốc gia Redwood chính thức được thành lập năm 1968 tại California, 90% những cây tùng bách đã bị triệt hạ. 

 
"Khai quật" ảnh chặt phá rừng khổng lồ thời xưa 9

Thời kỳ đầu, trâu và ngựa là hai nguồn lực chính vận chuyển những khối gỗ khai thác. Sự phát triển nhanh chóng của hệ thống đường sắt cùng các phương tiện giao thông hiện đại đầu thế kỷ 20 khiến việc vận chuyển gỗ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. 

 
"Khai quật" ảnh chặt phá rừng khổng lồ thời xưa 10

Những phong trào bảo vệ rừng tùng bách xuất hiện tại Mỹ từ rất sớm. Năm 1918, Liên đoàn bảo vệ các loài cây gỗ đỏ đã được thành lập. Khu vực rừng tùng bách bị chặt phá xưa kia nay đã được sự bảo vệ của luật pháp Hoa Kỳ. Tuy nhiên, diện tích tùng bách ngày nay tại vùng ven biển California chỉ còn lại vỏn vẹn 540km vuông. 

 
"Khai quật" ảnh chặt phá rừng khổng lồ thời xưa 11

Năm 1980, Vườn quốc gia và bang Redwood được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới. Chính phủ Hoa Kỳ đã có nhiều nỗ lực đáng ghi nhận trong việc bảo tồn những cây tùng bách cổ thụ quý giá này. 

Tuy nhiên, phải mất hàng nghìn năm nữa, rừng tùng bách mới có thể phục hồi nguyên vẹn như trước khi khai thác. 


Bạn có thể xem thêm: