Jorge Luis Borges - "siêu nhà văn" người Argentina

M.H.L, Theo 10:28 24/08/2011
Chia sẻ

Ông còn là một dịch giả tài năng đến nỗi người ta lầm tưởng chính ông mới là tác giả gốc của nhiều tác phẩm.

Jorge Luis Borges có thể lạ lẫm với chúng mình nhưng ở nhiều nước trên thế giới, Jorge Luis Borges là một nhà văn khá nổi tiếng đấy.
 
Hôm nay Google kỉ niệm 112 năm ngày sinh của nhà văn Jorge Luis Borges
 
Jorge Luis Borges (24/8/1899 – 14/6/1986) tên đầy đủ là Isidoro Francisco Jorge Luis Borges Acevedo, là một nhà văn, nhà thơ và là dịch giả Argentina. Ông sinh ra tại Buenos Aires nhưng năm 1914, gia đình ông đã chuyển đến Thụy Sĩ, nơi ông có điều kiện tiếp xúc nhiều với Tây Ban Nha. Ông xuất thân trong một gia đình trung lưu có học thức.
 
Ngay từ nhỏ Borges đã được tiếp cận với nhiều ngôn ngữ và văn học đây có thể coi là nền tảng tạo nên một Borges sau này.
 

Hôm nay là ngày sinh nhật của nhà văn Borges đấy các bạn ạ!
 

Ảnh hồi thơ ấu của Borges năm 1902
 
Ông bắt đầu xuất bản những bài thơ và tiểu luận của mình trong các tạp chí văn học siêu thực, vào năm 1921. Năm 1955, ông được bổ nhiệm làm Giám đốc Thư viện Công cộng Quốc gia, và giáo sư Văn học tại trường Đại học Buenos Aires. Năm 1961, ông đã gây được sự chú ý đến với thế gới khi nhận được giải thưởng Formentor Prix của Nhà xuất bản Quốc tế. Năm 1971, ông giành được giải thưởng Giê-ru-sa-lem. Các tác phẩm của ông đã được dịch và xuất bản rộng rãi tại Hoa Kỳ và nhiều nước ở châu Âu.
 
Về văn học, các tác phẩm của Borges chủ yếu mang tính hư cấu, hai cuốn sách nổi tiếng nhất của ông, đó là Ficciones (1944), The Aleph (1949) và một loạt các truyện ngắn mang chủ đề về những giấc mơ, mê cung, thư viện, động vật, tôn giáo, những câu chuyện hư cấu. Ông là một trong những nhà văn có đóng góp lớn cho thể loại khoa học viễn tưởng, cũng như thể loại của chủ nghĩa hiện thực huyền diệu (một thể loại chống chủ nghĩa hiện thực tự nhiên).
 
 
 
Về dịch thuật, năm lên chín, Jorge Luis Borges đã dịch “Hoàng tử hạnh phúc” của Oscarr Wilde sang tiếng Tây Ban Nha. Nó được xuất bản trong một tạp chí văn học địa phương. Tuy nhiên lúc đó, bạn bè của ông nghĩ rằng dịch giả thật sự là cha ông.
 
Năm 12 tuổi, ông đã bắt đầu đọc các tác phẩm của Shakespeare phiên bản tiếng Anh. Ông là một trong những dịch giả được chú ý vào thời đó, khi đã dịch rất nhiều các tác phẩm tiếng Anh, Pháp, Đức… sang tiếng Tây Ban Nha.
 

Tranh hoạt hình vẽ Borges.
 
Từ những năm 1930. Borges bắt đầu theo đuổi các chủ đề mang tính chất hư cấu. Ông chịu nhiều ảnh hưởng từ Hiện tượng học của Husserl và Heidegger, chủ nghĩa hiện sinh của Jean-Paul.. Sau những năm 1941, các tác phẩm của ông đi sâu vào khai thác chủ đề vũ trụ. Tuy nhiên những câu chuyện đó không mang lại cho ông một giải thưởng nào. Năm 1954, một truyện ngắn của ông mang tên “Emma Zunz” đã được chuyển thể thành phim bởi nhà đạo diễn Leopoldo, người Argentina.
 
Đến những năm 30 tuổi thị lực của Borges bắt đầu kém đi, mọi hoạt động văn học của ông đều phải có sự giúp đỡ của trợ lý Paul Groussac và người mẹ - người trở thành thư kí riêng của ông. Với những thành tích ông đã gây dựng được, năm 1951, ông đã vinh dự nhận được giải thưởng Văn học Quốc gia từ Đại học Cuyo.
 

Borges phải nhờ đến sự giúp đỡ của người thân trong cuộc sống khi bị mù lòa
 
Jorge Luis Borges qua đời vì bị ung thư gan vào năm 1986 tại Geneva, Thụy Sĩ. Kể từ sau tiểu thuyết gia Cervantes, Borges được coi là nhân vật quan trọng nhất trong văn học Tây Ban Nha. Ngoài những truyện ngắn nổi tiếng của mình, ông còn được biết đến với nhiều bài thơ, tiểu luận, kịch, các tác phẩm phê bình văn học.
 
Có thể nói việc không nhận được giải Nobel Văn học là một trong những thiếu sót nhất của nền văn học. Ông là một trong những tác giả không bao giờ vinh dự được nhận giải thưởng Nobel về Văn học. Borges đã nói: “Không cấp giải thưởng Nobel cho tôi đã trở thành truyền thống của Scandinavia”.
 
Một số nhà phê bình cho rằng, có thể do chính những quan điểm bảo thủ trong chính trị mà Borges đã không được nhận giải thưởng, hay nói khác hơn, đó là do ông đã chấp nhận một vinh dự từ nhà độc tài Augusto Pinochet.
 
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày