Click vào để xem hình cỡ lớn cho đã mắt nhé!
Trong bức hình, phía bên trái là hai cột sáng trong hiện tượng “siêu nhiên”, còn bên phải chỉ là ánh sáng đến từ cột phát sóng truyền hình bình thường tại thị trấn Holmfirth, Yorkshire, nước Anh.
Bên cạnh cột phát sóng Emley Moor cao 330m (là công trình cao nhất nước Anh) là những cột sáng như những cột lửa rực cháy trên bầu trời mùa Đông tại xứ sở sương mù.
Thực ra đây là hiện tượng “phản quang ánh sáng”, các tinh thể băng ở tầng mây thấp “nhốt” ánh sáng lại và nó phản quang lại xuống thị trấn Holmfirth giống như cả triệu tấm gương tí hon phản chiếu ánh sáng ngược trở lại trái đất.
Hiện tượng này thường xảy ra đối với ánh sáng mặt trời tự nhiên nhưng cũng có trường hợp xảy ra đối với “ánh sáng nhân tạo” phát ra từ thị trấn Holmfirth như trong hình.
Các cột sáng kì ảo trên có thể nhìn thấy bằng mắt thường và đặc biệt ở chỗ hiện tượng phản chiếu này diễn ra dài đến 30 phút. Không thể bỏ qua “món quà” vô giá của tự nhiên, nhiếp ảnh gia Steve Doherty là tác giả có một không hai này.
Các nhà khoa học cho biết thứ ánh sáng kì ảo trên thường xuất hiện vào lúc thời tiết cực lạnh giá (từ -10 độ C đến -15 độ C), các tinh thể băng lúc này “lơ lửng” ở tầng mây thấp. Nhiệt độ vào ngày thứ năm hôm đó vào khoảng -3 độ C.
Hiện tượng cầu vồng cũng có nguyên lý tương tự
Cũng với quá trình tương tự, nhưng thế chỗ cho tinh thể băng là mưa thì ta sẽ có hiện tượng cầu vồng vốn đã rất quen thuộc. Tinh thể băng có hình dáng đồng đều hơn các hạt mưa nên thứ ánh sáng phản chiếu sẽ theo phương thẳng đứng.