Những đám mây trôi như dòng sông phía trên ánh sáng đèn điện của một ngôi làng Thụy Sĩ. Thật kì diệu nếu biết rằng đây là lúc mặt trời mọc trên dãy núi Alpes.
Alpes là một trong những dãy núi lớn nhất, dài nhất châu Âu, kéo dài từ Áo, Ý và Slovenia ở phía Đông, chạy qua Ý, Thụy Sĩ, Liechtenstein và Đức tới Pháp ở phía Tây.
Phía trên góc phải của bức ảnh là mặt trăng và sao Kim (chính là đốm sáng nhỏ phía trên mặt trăng). ẢNh chụp hôm 30/1.
Còn tại Thụy Điển lại được đón nhận hiện tượng cực quang mãn nhãn ở phía tây đất nước.
Trong hình cực quang có màu cam và các ngôi sao “chạy” vòng vòng như những chiếc bánh xe trên bầu trời.
Cực quang có thể xuất hiện với nhiều màu sắc khác nhau tùy theo loại khí trong khí quyển. Cực quang diễn ra nhờ sự kích thích giữa năng lượng mặt trừoi với phân tử không khí ở trái đất. Các phân tử này bị kích thích và sản sinh ra ánh sáng. Khí nitơ sẽ cho cực quang màu xanh nước biển hoặc ngả sang tím. Còn khí oxy sẽ tao cực quang màu vàng - đỏ như trong hình.
Ảnh trái đất chụp được trên Trạm Vũ Trụ QUốc Tế ISS.
Quầng Plasma trên mặt trời (nhiều người vẫn quen gọi là quầng lửa) của mặt trời phun trào vào ngày 28/1 vừa qua.
Bức ảnh vệ tinh chụp toàn cảnh khu đô thị thành phố Berlin nước Đức. Dễ dàng nhận thấy thủ đô của nước Đức đang tràn ngập trong tuyết trắng. Là “ngôi nhà” của 3,4 triệu dân, Berlin đã trở thành thành phố đông dân thứ 2 trên thế giới.
Còn đây lại là bức hình “điểm danh” của NASA về các thể loại sao chổi mà kính thiên văn WISE của họ đã phát hiện được. WISE đã “tăm tia” được 20 sao chổi từ lúc chính thức phóng vào không gian. Ngoài ra, nó còn tìm thấy hơn 33.000 thiên thạch tại vành đai chính giữa sao Hỏa và sao Mộc.