Cuộc sống trường thọ vốn luôn là mơ ước của nhân loại. Từ cách đây 4.000 năm, con người đã bắt đầu cuộc hành trình tìm kiếm chìa khóa cho cuộc sống
bất tử, tuy nhiên, chưa có một ai thành công.
Cùng điểm lại những cuộc hành trình đi tìm sự sống vĩnh hằng của loài người trong lịch sử.
1. Thuốc cải lão hoàn đồng của vị hoàng đế đầu tiên của Trung Quốc
Sau khi thống nhất Trung Quốc và trở thành vị hoàng đế đầu tiên, Tần Thủy Hoàng (259 - 210 TCN) bị ám ảnh với ước mơ bất tử để nắm giữ quyền lực mà ông phải đấu tranh quyết liệt mới giành được.
Kể từ đó, Tần Thủy Hoàng tìm kiếm thuốc cải lão hoàn đồng, thứ có thể mang lại sự bất tử cho bất cứ ai có được nó. Và cũng vì quá ám ảnh bởi cuộc sống bất tử, vị hoàng đế này đã chết vì uống thủy ngân, thứ mà ông cho rằng sẽ giúp kéo dài được sự sống mãi mãi.
2. Thành trì Thiên Chúa giáo của Prester John
Bắt đầu từ thế kỉ thứ XII, huyền thoại về vương triều công giáo của Prester John lan rộng. Đây là vùng đất đã bị mất vào tay của những quốc gia Công giáo ở châu Âu đấu tranh chống lại người Hồi giáo.
Với quyền lực mạnh mẽ cùng phạm vi ảnh hưởng lộng lớn, Prester John được cho là đã sống một cuộc sống sung túc và trường thọ nhờ vào việc sở hữu “suối nguồn tươi trẻ”.
Tuy vậy, trong suốt gần 5 thế kỉ, các nhà thám hiểm truy tìm vương quốc của Prester John để bảo giữ "suối nguồn tươi trẻ", nhưng chưa bao giờ tìm thấy dấu tích nào về thành trì Thiên chúa giáo này.
4. "Suối nguồn tươi trẻ" ở Châu Mỹ
Trước chuyến thám hiểm đầu tiên đến Florida, Juan Ponce de Leon (1474 - 1521) đã nghe được câu chuyện từ những thổ dân Caribbean về dòng suối nguồn tươi trẻ có khả năng hồi xuân, phục hồi sức mạnh của bất cứ ai đắm mình trong đó.
Trong cuộc tìm kiếm “suối nguồn tươi trẻ” của mình, Ponce de Leon đã khai phá ra vùng đất trở thành tiểu bang Florida ngày nay.
Những câu chuyện về Ponce de Leon đi tìm sự bất tử chỉ nổi lên sau khi ông qua đời, điều đó cũng đồng nghĩa với việc Ponce de Leon chưa bao giờ tìm thấy cội nguồn này.
Tuy vậy, St. Augustine, Florida, thành phố cổ nhất nước Mỹ, vẫn là một địa điểm du lịch nổi tiếng về “suối nguồn tươi trẻ” nhằm tưởng nhớ về cuộc hành trình của Ponce de Leon.
5. Loài sứa bất tử - khám phá thời hiện đại
Sự bất tử của con người có lẽ vẫn nằm ngoài tầm với của công nghệ, nhưng về mặt sinh học nó vẫn có khả năng xảy ra. Ít nhất sự tồn tại của loài sứa Turritopsis dohrnii hứa hẹn điều đó.
Đây là sinh vật duy nhất có khả năng quay ngược vòng đời của nó từ thời kỳ trưởng thành trở lại sinh vật đơn bào, và từ sinh vật đơn bào này lại tiếp tục phát triển.
Tuy nhiên, khoa học hiện đại vẫn chưa kết luận được loài sứa Turritopsis dohrnii này có thể duy trì được các vòng đời của nó trong bao lâu và liệu các vòng đời đó có kéo dài đến vô định hay không. Đó vẫn là câu hỏi chưa có lời giải chính xác.
6. Ngưng đọng thời gian
Với một phương thức tự bảo quản có tên khoa học là “
cryonics” (tạm dịch là đóng băng), nhiều nhà khoa học hy vọng rằng, sự bất tử là điều hoàn toàn có thể đạt được.
Bệnh nhân ở Quỹ kéo dài sự sống Alcor, Mỹ sẽ được đặt trong những bồn kim loại lớn cùng mức nhiệt là -160 độ C.
Lần đầu tiên được đề xuất vào năm 1962, "cryonics" là quá trình bảo quản cơ thể vừa chết đi với mục đích một ngày nào đó, sẽ đánh thức họ bằng khoa học và công nghệ y học tương lai.
Cơ thể sẽ được giữ đông lạnh ngay sau khi tim họ ngừng đập, nghĩa là đã chết về mặt pháp lý, nhưng trước khi não thực sự chết.
Quỹ kéo dài sự sống Alcor có trụ sở ở Arizona (Mỹ) là 1 trong những tổ chức cung cấp dịnh vụ bảo quản cơ thể trong nitơ lỏng sau khi chết với hy vọng có thể hồi sinh 1 lần nữa. Chi phí bảo quản toàn bộ cơ thể mất khoảng 150.000 USD (hơn 3 tỷ VND).
7. Bí ẩn mã gene của chúng ta
Xem xét con người đã đi xa đến đâu trong cuộc tìm kiếm sự bất tử sẽ là một cái kết hợp lý với chìa khóa ẩn giấu bên trong bộ gene của chính chúng ta suốt bấy lâu.
Con người có 23 cặp nhiễm sắc thể cấu thành DNA quy định đặc tính của mỗi cá thể. Đầu nhiễm sắc thể là chuỗi DNA gọi là Telomere. Telomere ngắn lại mỗi khi tế bào tái tạo khi chúng ta già đi, dần dần, nếu Telomere trở nên quá ngắn, tế bào có thể chết đi.
Ý tưởng đưa ra là nếu có 1 cách để giữ nguyên độ dài của Telomere nhằm ngăn chặn tác động lên nhiễm sắc thể và sau đó là sự chết đi của tế bào, đó có thể là 1 phương thức giúp con người sống lâu hơn - có thể là mãi mãi.
8. Sáng kiến 2045
Tỉ phú người Nga - Dmitry Itskov đã tuyên bố sẽ biến ý tưởng người máy thành hiện thực. Người máy là sinh vật trong đó một phần là con người và một phần là máy móc. Ông tin rằng, với sự thử nghiệm liều lĩnh mới nhất của mình, ông sẽ có khả năng mang lại sự bất tử cho loài người với Sáng kiến 2045 (2045 Initiative).
Bốn giai đoạn trở nên bất tử.
Theo mô tả, mục tiêu cuối cùng của Itskov là chuyển trí tuệ hay ý thức của con người từ một bộ não sống vào máy móc với tính cách và bộ nhớ còn nguyên vẹn.
Thoát ra khỏi hình dạng vật chất, con người sẽ tồn tại trong một mạng lưới tương tự như internet và có thể di chuyển với tốc độ ánh sáng trên khắp hành tinh, hoặc thậm chí vào không gian.
Đến năm 2045, Itskov hy vọng Initiative hiểu sâu sắc về trí óc con người để giải phóng nó hoàn toàn khỏi hình dạng vật chất. Mỗi cá nhân có thể tự biểu lộ bản thân qua hình ảnh 3 chiều khi họ cần tương tác với môi trường. Mục tiêu của Itskov là chuyển hóa con người vào một cái gì đó mới mẻ và bất tử.
Ý tưởng của Itskov có thể không khả thi với trình độ công nghệ ngày nay, nhưng rất có thể sẽ thành hiện thực trong một tương lai gần.
* Bài viết có sử dụng tư liệu tham khảo từ Discovery News, Wikipedia.
Bạn có thể xem thêm: