Bằng cách lắp ráp thành từ các phần xương thành phần nhỏ, người ta đã dựng lại đầy đủ bộ xương hàm của loài cá mập Megalodon. Điều này khẳng định rằng loài cá mập khổng lồ thời tiền sử đã từng tồn tại trên Trái Đất. Cá mập Megalodon dài 16 m, nặng 100 tấn bị tuyệt chủng 1,5 triệu năm trước đây, đã từng là vua của đại dương.
Để tái tạo đầy đủ bộ xương hàm nay, thợ săn hóa thạch Vito Bertucci phải mất gần 20 năm. Kết quả là bộ xương hàm khổng lồ với bề ngang 3,35 m và cao 2,74 m đã ra đời. Những mảnh vỡ cuối cùng của bộ hàm hung dữ này được tìm thấy trên những con sông của miền Nam Carolina.
Toàn cảnh bộ hàm "vô địch"
Bộ hàm gồm 182 chiếc răng hóa thạch, một trong số đó dài tới 17,78 cm. Dự kiến nó sẽ được bán với giá 700.000 USD (khoảng 14,5 tỉ VNĐ) tại Dallas, Texas vào 12 tháng 6 tới đây.
Megalodon từng "cai trị" vùng biển ôn đới và tất cả các đại dương khoảng 1,5 triệu năm trước đây. Chiếc miệng khổng lồ của Megalodon có thể tiêu thụ từ 10,8 đến 18,2 tấn thức ăn.
David Herskowitz, Giám đốc Nhà đấu giá di sản lịch sử tự nhiên cho biết: “Megalodon là một loài cá mập đã phát triển với chiều dài tương đương 2 chiếc xe buýt, chúng săn cá voi và một số loài cá mập khác. Với hàm răng có kích thước như vậy, cùng với sự háu ăn, chúng ăn rất nhiều”.
Cận cảnh những chiếc răng khổng lồ
Kích thước tối đa của Megalodon đã được tranh luận nhiều. Tuy nhiên, nếu một tập hợp gần như đầy đủ các bộ phận của loài này được tìm thấy sẽ có thể cho phép chúng ta biết được các số liệu chính xác.
Megalodon là loài cá mập to lớn nhất trong các loài cá mập.