Góc nhìn về trẻ em ở bãi rác tị nạn

Gabby, Theo Mask Online 12:00 02/10/2012
Chia sẻ

Nhiều người tự hỏi rằng, tương lai các em rồi sẽ đi về đâu…

Không gian tù túng, dày đặc màn sương mù độc hại từ hỗn hợp mây mù và khói đốt lốp xe, trộn lẫn mùi thức ăn thối rữa… đó chính là những cảm nhận đầu tiên khi bước vào Mae Sot. Nơi đây, một bãi rác khổng lồ, chất chứa hàng thải của xã hội lại là nguồn sống cho rất nhiều người tị nạn Myanmar, nhất là những đứa trẻ nghèo….

goc-nhin-ve-tre-em-o-bai-rac-ti-nan

Mae Sot là một thị trấn ở biên giới Thái Lan và Myanmar về phía Tây. Nơi đây là một khu chợ thương mại gần như bất hợp pháp, chung giữa hai nước, nổi tiếng với nạn buôn lậu gỗ, thuốc và buôn người. Bãi rác khổng lồ ở đây chính là nơi định cư của hàng trăm người tị nạn, sống quanh năm bằng công việc nhặt rác.


goc-nhin-ve-tre-em-o-bai-rac-ti-nan

Hầu hết những người tị nạn ở Mae Sot đến từ dân tộc thiểu số Karen ở Myanmar. Họ tới đây để chạy trốn những cuộc tấn công quân sự trực tiếp, tránh bị cưỡng bức lao động và bị bắt làm nô lệ. Nhà cửa và trang trại của họ ở quê đều đã bị phá hủy.


goc-nhin-ve-tre-em-o-bai-rac-ti-nan

Cư dân ở đây sống bằng cách bán những gì họ tìm thấy được trong bãi chứa cho các chủ nhà máy. Hàng ngày, họ còn phải đối mặt với nguy cơ bị đột kích và tịch thu đồ ăn bất hợp pháp bởi lực lượng cảnh sát. 

Thu nhập của Mia Thein (29 tuổi) chỉ là 3$ (tương đương 60.000 VNĐ) một ngày, trong khi cô phải trả hơn 2$ (khoảng 40.000 VNĐ) để có đủ thực phẩm cho cả gia đình mình ăn ba bữa. 


goc-nhin-ve-tre-em-o-bai-rac-ti-nan

Đối với mỗi gia đình, để tồn tại, ai cũng phải nhặt rác, kể cả đó là trẻ em. Thay vì đến trường, những đứa bé đã lớn sẽ phải giúp bố mẹ chúng phân loại chất thải trong bãi rác, lựa chọn những phế liệu có thể đem bán.


goc-nhin-ve-tre-em-o-bai-rac-ti-nan

Trước khi rác được đổ ở đây, chúng được vận chuyển tới một khu tái chế trước đó. Vì vậy, thực chất cái mà phần lớn các gia đình ở đây tìm kiếm chính là thức ăn thừa mà thôi.


goc-nhin-ve-tre-em-o-bai-rac-ti-nan

Công việc này ẩn chứa vô cùng nhiều nguy hiểm. Rõ ràng nhất, đó là nguy cơ tổn thương sức khỏe, nhiễm những căn bệnh về đường hô hấp, bệnh ngoài da và đặc biệt nguy hiểm - bệnh uốn ván, khi họ bị những vết thủy tinh đâm mưng mủ và không có điều kiện chạy chữa.


goc-nhin-ve-tre-em-o-bai-rac-ti-nan

Như một hệ quả tất yếu của sự nghèo khổ, những trẻ em nơi đây là người chịu thiệt thòi nhất. Không khu vui chơi, không đủ cơm ăn, áo mặc, không đến trường, tương lai đối với chúng là một màu xám trước sự bất lực của cha mẹ.


goc-nhin-ve-tre-em-o-bai-rac-ti-nan

Trẻ em ở đây được bôi lên mặt một chất được chiết suất từ miếng vỏ cây. Người dân Myanmar quan niệm rằng, nó sẽ bảo vệ được da của đứa trẻ - một điều hiếm hoi mà bố mẹ có thể dành cho những đứa con của mình. Khi được phỏng vấn về những đứa trẻ ở Mae Sot, tất cả bố mẹ của chúng đều bật khóc…


goc-nhin-ve-tre-em-o-bai-rac-ti-nan

Tuy nhiên, lũ trẻ chính là những người khó đánh gục nhất. Chúng hồn nhiên, ngây thơ và hàng ngày biến bãi rác thành một nơi vui chơi, tìm kho báu vô cùng thú vị. Tất cả những gì chúng tìm thấy đều trở thành một loại đồ chơi hay, hấp dẫn. Hình ảnh ấy tiếp thêm hy vọng cho chúng ta và khiến người lớn không khỏi suy ngẫm.


goc-nhin-ve-tre-em-o-bai-rac-ti-nan

Tia hy vọng đã đến khi rất nhiều nhà hoạt động từ thiện, các tổ chức phi chính phủ dần quan tâm tới Mae Sot. Điển hình là hai nhà sư Myanmar đã tình nguyện mở ra một trường học ngay tại bãi phế thải cho trẻ em mang tên trường Bầu Trời Xanh.


goc-nhin-ve-tre-em-o-bai-rac-ti-nan

Một dự án khác mang tên Best Friends cũng đang gắng sức để cải thiện chất lượng sống ở người dân Mae Sot. Dự án triển khai đã mang tới nơi đây thực phẩm, thuốc men… người dân nơi đây đã dần vui trở lại. Họ quây quần bên nhau, hát hò bên đống lửa cùng niềm hạnh phúc trong nụ cười.
 

Bạn có thể xem thêm:

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày