"Giải mã" cách "bơi" trong cát của thằn lằn

Mèo Ú, Theo 13:54 25/02/2011

Một nhóm nhà khoa học mới đây đã hé mở bí mật về cách mà thằn lằn bơi xuyên cát. <img src='/Images/EmoticonOng/05.png'>

Các nhà khoa học đã chế tạo ra con rô bốt giống như rắn, có khả năng chuyển động giống như loài thằn lằn. Đây là mô hình chi tiết nhất có khả năng di chuyển trong môi trường không phải là nước hay không khi từng được tạo ra. Từ đó, họ hy vọng một ngày nào đó sẽ hướng đến hệ thống phát hiện bom mìn tiên tiến ngay trong lòng đất, hay giám sát động đất tốt hơn.
 
 
Dự án này được thực hiện bởi một nhóm nhà khoa học ở Viện công nghệ Georgia ở Mỹ, chuyên nghiên cứu thằn lằn, một loài bò sát phổ biến ở Bắc Phi.
 
 
Loài sinh vật này có thể nhanh chóng đào một cái hang trong cát để tránh kẻ thù và thoát được cái nóng như thiêu đốt trên sa mạc.
 
Thằn lằn di chuyển như biểu đồ hình sin, nhờ thế nó dễ dàng luồn lách trong cát
 
Bằng cách sử dụng nhiều camera, các nhà nguyên cứu biết được thằn lằn di chuyển cơ thể giống như hình sin, tức là uốn lượn lặp đi lặp lại. Từ đó, họ đã mô tả chính xác để phát triển khả năng di chuyển của rô bốt rắn.
 
Giáo sư Daniel Goldman tới từ trường Công nghệ vật lý Georgia cho biết: “Chúng tôi chưa bao giờ chế tạo con rô bốt nào có khả năng di chuyển trong cát. Nhưng thí nghiệm lần này đã thành công. NASA cũng đã liên hệ, nhằm giúp đỡ phát triển công nghệ này. Trong tương lai, nó sẽ giúp họ nghiên cứu được cấu tạo của bề mặt các hành tinh khác trong tương lai”.
 
 
Dự án này vẫn chưa hoàn toàn thành công, bởi lẽ các nhà khoa học mới chỉ chế tạo được con rô bốt có khả năng di chuyển giống loài thằn lằn. Họ cần thời gian để tìm hiểu kỹ nguyên lý để giúp nó đào sâu trong cát. Tuy nhiên, tạp chí khoa học Royal Society Interface khẳng định phát hiện này có khả năng thay đổi cả thế giới.
 
Thằn lằn "thứ thiệt" bơi trong cát
 
Và con rôbốt rắn mô phỏng động tác "uốn éo" của thằn lằn cát