Trong xã hội hiện đại, một số bậc phụ huynh thường đặt nhiều kỳ vọng vào con mình. Trong khi đó, với những đứa trẻ thiên tài và có năng lực bẩm sinh, bố mẹ các em thường sợ rằng con mình sẽ phát triển không bình thường…
Từ những câu chuyện thực tế…
Bắt đầu với câu chuyện của “cựu thần đồng” Ken Noda - người từng được cho là một thiên tài âm nhạc từ lúc còn bé.
Thế nhưng bây giờ, anh đã từ bỏ việc công diễn và làm việc tại Nhà hát Metropolitan, bởi anh thấy khả năng tưởng tượng, xúc cảm chơi nhạc của anh giảm dần theo thời gian.
Ken Noda cho rằng, sự kỳ vọng quá lớn từ gia đình đã khiến khả năng của mình bị mai một dần.
Điều đó chứng minh thực tế rằng, thần đồng hay thiên tài thường gặp phải rất nhiều cuộc khủng hoảng khi chưa tới tuổi 20, trong khi người bình thường sẽ đối mặt với chúng ở tuổi trung niên.
Một câu chuyện khác phức tạp hơn thuộc về cậu bé thiên tài âm nhạc Marc. Mới 3 tuổi, nhưng bé đã có thể chơi piano với 2 ngón tay.
Khi được 5 tuổi em đã có thể chơi được cả đàn cello. Và đó cũng là khi mẹ Chloe Yu của Marc nói với em: “Thế là đủ rồi Marc. Hãy thực tế một chút. Hai là đủ rồi!”
Biết con mình là thiên tài nhưng Chloe lại không muốn Marc phát triển tài năng quá mức, chỉ muốn Marc là một đứa trẻ 5 tuổi bình thường. Kết quả là để "kiểm soát" con, Chloe trở thành người quản lý của em.
Chloe là người quyết định những lời mời biểu diễn của Marc.
Hiếm có ai may mắn giống như câu chuyện về cậu bé Drew Petersen. 3 tuổi rưỡi, cậu vẫn chưa biết nói, nhưng Sue - mẹ cậu bé vẫn không tin rằng cậu bị chậm phát triển.
Quả thật, Drew là một thần đồng. Không biết nói nhưng cậu hiểu được ngôn ngữ rất sâu sắc, có thể chỉ ra những từ mà mẹ cậu đọc thiếu trong bài báo.
Khi mẹ dạy cậu chơi piano, năng lực vượt trội của Drew được bộc lộ toàn diện. Khi 15, 16 tuổi, với sự ủng hộ của mẹ, cậu bé đã trở thành một tài năng âm nhạc thật sự, sắp có được bằng cử nhân của Havard.
… tới lý thuyết khoa học…
Từ những câu chuyện trên, dễ thấy được rằng chính phương pháp giáo dục quyết định rất lớn tới sự phát triển của một đứa trẻ.
Theo khảo sát, các bậc cha mẹ có con là thần đồng thường lo sợ những điều ở con mình là bất thường, muốn gây áp lực, kìm hãm để con mình phát triển như bao đứa trẻ khác.
Trong suốt chiều dài lịch sử, thần đồng hay thiên tài đã luôn bị cho rằng là do... ma ám. Aristotle thậm chí tin rằng, không có thiên tài nào là không điên rồ.
Điều này dẫn tới một áp lực vô cùng lớn đối với những đứa trẻ được cho là thiên tài. Một nửa sẽ vượt qua được áp lực ấy, nhưng một nửa lại không thể, bị thui chột, hay mắc những căn bệnh như tự kỉ, trầm cảm.
Ranh giới giữa hai ngưỡng cửa ấy thật sự mong manh, phụ thuộc rất nhiều vào cách giáo dục của người lớn.
Ở chiều hướng ngược lại, trong một xã hội hiện đại như hôm nay, yếu tố được coi trọng nhất đó là tri thức. Và đương nhiên, cha mẹ nào cũng mong con mình vượt trội hơn con người khác.
Theo nghiên cứu mới đây ở Anh, áp lực về tri thức, địa vị xã hội gây nên vấn đề quan trọng về cách giáo dục, dạy dỗ con cái. Nhiều cha mẹ, tìm mọi cách, từ dỗ dành tới mắng mỏ, ép buộc con cái mình học tập, vượt quá khả năng thực sự của các em.
Trên thực tế, điều này thật sự phản khoa học, thậm chí gây những tác hại tới sự phát triển tâm lý, thể chất của những đứa trẻ.
Tạm kết: Không có một công thức nào xác định để nuôi dạy tốt một đứa trẻ, bởi không ai giống ai.
Theo các nhà nghiên cứu, một trong những điều cần thiết là các bậc làm cha, làm mẹ cần hiểu sở thích, năng lực, năng khiếu của con cái mình, từ đó xây dựng phương pháp phù hợp, giúp các em có được sự phát triển tốt nhất.
Bạn có thể xem thêm: