Sứa (còn gọi là Thạch, Thạch biển hoặc Medusozoa) có tên tiếng anh là “Jellyfish” (bạn đừng nhầm sứa là một loài cá nhé) là một loài động vật nhuyễn thế, thân mềm, sống trong môi trường nước. Chúng ta có thể tìm thấy sứa tại khắp các đại dương, từ bề mặt đến tận sâu đáy biển.
Sứa không có não hay hệ thống thần kinh trung ương mà chỉ có một mạng lưới các dây thần kinh lỏng lẻo nằm trong lớp biểu bì gọi là “mạng lưới dây thần kinh”. Một số loài sứa có mắt đơn, là bộ phận nhạy cảm với ánh sáng. Sứa có khả năng sinh sản rất lớn, lớn nhất có thể lên tới 100,000 trứng trong một lần sinh. Loài sứa mong manh như không hề dịu dàng chút nào, chúng có khả năng tự về và săn mồi rất nguy hiểm đấy.
Tạm quên đi sự nguy hiểm, thì sứa xứng đáng là một ứng cử viên sáng giá cho ngôi “Hoa hậu biển”. Mời các bạn cũng chiêm ngưỡng vẻ đẹp hút hồn của chiếc ô duyên dáng qua loạt ảnh sau.
Con sứa khảm đang thả mình trong vùng biển Coral, phía Tây nước Úc. Loài sứa có khả năng phát triển mạnh trong nước ấm và lạnh, sinh sống dọc bờ biển hoặc sâu dưới lòng đại dương. 95% cơ thể sứa là nước, và dù không có não thì sứa vẫn đủ thông minh để tồn tại trong hơn 500 triệu năm qua giữa đại dương vô vàn kẻ thù nguy hiểm.
Những con sứa trong bức ảnh trên được đặt tên theo tên của vệ tinh trái đất - “Sứa mặt trăng”. Loài sứa này có kích thước “đường kính” khoảng 25-40 cm. Nó trong suốt với bốn tuyến sinh dục sáng, có hình dạng giống như hình móng ngựa dưới dạ dày. Một dây thần kinh mỏng manh bên trọng loài vật này có khả năng điều khiển việc bơi và tiêu hóa. Loài sứa mặt trăng không có các cơ quan hô hấp như phổi, khí quản, hay mang, mà thở bằng cách khuếch tán oxy từ nước xung quanh qua màng mỏng của nó.
Bức ảnh con sứa sọc tím được chụp tại vùng biển của vịnh Monterey thuộc bang California, Hoa Kỳ. Đây là một trong những nơi tập trung rất đông loài sứa này. Sứa sọc tím có thể phát triển đường kính cơ thể tới khoảng 1m và trông vô cùng đáng sợ. Thế nhưng những xúc tu có độc của con vật tương đối khổng lồ này lại hướng phần lớn sự tấn công và các con mồi nhỏ như động vật phù du, cá ấu trùng và trứng cá.
Với cách chuyển động phình ra và co lại đặc biệt của mình, con sứa này đang di chuyển qua vùng nước của một phá ở Thái Bình Dương. Phần lớn các loài sứa cón xu hướng trôi theo dòng biển, một số loài lại biết cách sử dụng phương pháp tự đẩy bằng cách bắn các tia nước từ miệng ra. Loài sửa cũng sử dụng cái môi to lớn của mình để vừa ăn…và vừa bài tiết.
Đây là con sứa rực rỡ vùng biển Thái Bình Dương. Loài sứa sử dụng những xúc tu đung đưa của nó để chích vào con mồi là cá, tôm hay cua làm cho con mỗi choáng vàng khó chống cự lại sự tấn công của nó. Con người cũng là một nạn nhân của hành động này, và thậm chí đã có người phải bỏ mạng vì vết đốt của sứa.
Các bạn đang được nhìn thấy hình ảnh của con sứa bờm sư tử - loài sứa lớn nhất trên thế giới. Người thợ lặn này đang trong tình trạng rất nguy hiểm bởi anh đang tiếp xúc với cái “bờm” xúc tu có thể đốt anh bất cứ lúc nào. Một điều lạ đó là những xúc tu độc này lại không hề làm nản lòng một số loài cá tới sinh sống tại vùng nước mà loài sứa ưa nước lạnh này ngự trị.
Sinh vật có hình thù kì lạ này có tên là sứa lược. Loài sứa lược sử dụng những hàng lông như lông mi để đẩy cơ thể bơi trong nước. Chức năng sinh lý độc đáo này tạo ra khả năng khúc xạ ánh sáng cho loài sứa, chính vì vậy nó thường tỏa sáng với một sắc màu cầu vồng óng ánh. Ngay cả khi không có ánh sáng, thì sứa lược vẫn là một loài động vật lòe loẹt, tất nhiên là không thể lấp lánh như khi mặt trời rọi chiếc cơ thể nó.
Nghiên cứu loài sứa Mastigias trong hồ đất liền Palau, các nhà khoa học đã đưa ra nhận đình rằng ngoài những tác động như ta vẫn biết là gió và thủy chiều, sự chuyển động của của các loài động vật biển có vai trò quan trọng trong việc pha trộn nước biển.
Trong bức ảnh này có mấy con vật vậy? Nếu quan sát kĩ bạn sẽ nhận thấy con cua đang gồng mình vác một con sứa trên lưng đấy! Hai loài vật này đang cùng nhau hợp tác rất ăn ý. Cua cho sứa một nơi dừng chân và sứa thì trở thành vũ khí chống lại kẻ thù giúp cua.
Một số loài động vật, chẳng hạn như con cua con trong bức ảnh, có thể sống bình yên trước những xúc tu độc của loài sứa. Chúng thật thông minh, vì “ngôi nhà sứa” là nơi vô cùng an toàn để tránh lại kẻ săn mồi, hơn thế nữa căn nhà này còn có cả lương thực. Những chú cua con đang ăn thừa những thức ăn mà sứa tóm được đấy.
Con cua nhỏ đang bám trên mình sứa và cả hai bị cuốn trôi ra bờ biển Wrightsville, phía Nam Carolina (Hoa Kỳ). Và giờ thì bạn biết thêm một vai trò đặc biệt khác của sứa trong hệ sinh thái đó là vận chuyển các loài động vật khác qua đại dương.
Bức ảnh chụp một đàn sứa lớn tại quốc đảo Palau, phía Nam Thái Bình Dương. Các nhà đại dương học cảnh báo rằng những đàn sứa đông đúc như thế này ngày càng xuất hiện nhiều trên trái đất. Nguyên nhân được xác định là do tình trạng đánh bắt quá mức những loài động vật kẻ thù của sứa, thêm vào đó là nhiệt độ nước biển tăng tạo điều kiện thuận lợi cho sứa bùng nổ dân số.