Đối tượng người cổ đại tránh làm “chuyện ấy”

Lê Giang, Theo Trí Thức Trẻ 11:09 09/11/2012
Chia sẻ

Cùng các cập nhật: Tại sao cá sấu có thể đớp con mồi cực nhanh, thử nghiệm thuốc trường sinh bất lão...


Tìm ra đối tượng người cổ đại tránh làm “chuyện ấy”


Theo nghiên cứu mới nhất, dù tỏ ra khá thoáng trong chuyện “yêu”, quan hệ với tất cả các cộng đồng người tiền sử cùng thời nhưng người cổ đại Neanderthals cũng có đối tượng nằm ngoài tầm ngắm, đó là những cư dân sinh sống ở tiểu vùng Sahara châu Phi.

Đối tượng người cổ đại tránh làm “chuyện ấy” 1

Các nhà khoa học đã đưa ra kết luận này sau khi nghiên cứu bản đồ gene của người hiện đại và người tiền sử Neanderthals. Họ nhận thấy cũng giống như người Á-Âu, người Bắc Phi hiện đại cũng còn lưu lại nhiều vết tích gene dẫn tới tổ tiên Neanderthal.

Neanderthals vốn là một họ người có quan hệ gần gũi với người hiện đại tuy nhiên họ đã tuyệt chủng cách đây khoảng 30.000 năm. Nhiều bằng chứng di truyền cho thấy họ đã giao phối với tổ tiên của chúng ta khi có từ 1 - 4% số gene trong bản đồ gene Á-Âu có chứa DNA Neanderthal.

Sau khi tiến hành phân tích, kết quả là, những người có tổ tiên từng giao hôn với người Phi tiểu vùng Sahara lại sở hữu rất ít tín hiệu di truyền từ người Neanderthal hơn. Thậm chí có thể coi đây là khu vực người “thuần chủng” nhất về gene.

(Nguồn tham khảo: Dailymail)

Tại sao cá sấu có thể đớp con mồi cực nhanh?


Theo nghiên cứu, các lớp da sần nhỏ li ti nổi lên bên trong hàm cá sấu có một cấu trúc cực kỳ chặt chẽ. Chúng chính là các đầu dây thần kinh xúc giác có khả năng phát hiện các rung động và áp lực. Những đầu dây thần kinh này bắt nguồn từ vùng dây thần kinh sinh ba trong hộp sọ cá.

Đối tượng người cổ đại tránh làm “chuyện ấy” 2
Cá sấu ngoạm con mồi một cách siêu tốc do có lớp da sần li ti cực kì nhạy cảm trong hàm. 

Để thử nghiệm độ nhạy xúc giác, các nhà nghiên cứu đã cho lớp da nhỏ này tiếp tiếp xúc với độ mặn của muối để đo xung điện của các dây thần kinh và dùng sợi tóc chạm vào lớp da đó. Kết quả cho thấy phần da của hàm cá sấu nhạy cảm hơn cả so với khu vực đầu ngón tay của con người.

Đối tượng người cổ đại tránh làm “chuyện ấy” 3

Chính nhờ lớp da nhạy cảm như vậy, cá sấu có thể ngoạm hàm xung quanh thân thể con mồi với tốc độ nhanh chóng mặt chỉ trong vòng 50 mili giây, một thời gian phản ứng chỉ có thể có nhờ vào làn da siêu nhạy cảm của nó. Ngoài ra, lớp da nhạy cảm này có thể giúp cá sấu ngậm con trong miệng một cách nhẹ nhàng mà không gây tổn thương.

Phát hiện độ nhạy cảm của cá sấu cũng cung cấp thêm kiến thức về khả năng tiến hóa của loài sinh vật ăn thịt đáng sợ này.

(Nguồn tham khảo: Livescience)

Thử nghiệm thuốc trường sinh bất lão


Việc các nhà khoa học Kazakhstan đã chế tạo thành công thuốc trường sinh bất lão được công bố tại một hội nghị khoa học quốc tế tổ chức ở ĐH Nazarbayev hồi đầu tháng 11/2012.

Đối tượng người cổ đại tránh làm “chuyện ấy” 4

Câu chuyện về thuốc trường sinh khởi nguồn từ tổng thống của Kazakhstan - ông Nursultan Nazarbayev. Ông lên làm tổng thống từ năm 1990 và luôn mong muốn bất tử. Vì thế vào năm 2009, ông yêu cầu các nhà khoa học phải tìm ra phương thuốc trường sinh bất lão.

Các nhà khoa học Kazakhstan ở trường đại học Nazarbayev ở thủ đô Astana đã mất hai năm để chế ra loại thức uống lên men có tên “nar” (tiếng Kazakh có nghĩa là nuôi dưỡng), có tác dụng kéo dài tuổi thọ con người. Thuốc trường sinh bất lão hiện đang trong giai đoạn thử nghiệm lâm sàng. Vì thế thuốc vẫn chưa được tung ra thị trường.

(Nguồn tham khảo: Telegraph)

Chim sẻ nhận biết được mầm bệnh


Chủng chim sẻ Bắc Mỹ có đặc trưng sống thành đàn này còn thể hiện khuynh hướng tránh xa những chú chim sẻ bị bệnh. Sau khi tiến hành nghiên cứu, nhà khoa học phát hiện, những chim sẻ nhà có hệ miễn dịch yếu và ít có khả năng chống lại sự nhiễm bệnh thì càng tránh tiếp xúc với chim sẻ nhà mang bệnh.

Đối tượng người cổ đại tránh làm “chuyện ấy” 5

Kết quả nghiên cứu này đặc biệt quan trọng vì có thể giúp phát hiện, dự đoán khi nào và bằng cách nào những bệnh truyền nhiễm có thể ảnh hưởng đến các loài chim và cả con người, chẳng hạn như bệnh cúm gia cầm H5N1.
(Nguồn tham khảo: AFP)
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày