Bắt tay mang đến khoái cảm như hôn |
Các nhà khoa học cho rằng, khoái cảm từ một lần bắt tay cũng tương tự như khoái cảm đến từ một nụ hôn.
Bắt tay đã trở thành một nghi thức xã giao khi gặp một ai đó. Thời xa xưa, một vòng tay rộng mở đồng nghĩa với việc người đó đến với thiện chí hòa bình và không mang theo vũ khí. Ngày nay, chúng ta cũng nhìn nhận hành động này với ý nghĩa tương tự.
Các nhà khoa học mới đây tìm ra được cơ chế tâm lý - thần kinh mà bộ não phản ứng khi bắt tay một ai khác. Sau khi thử nghiệm, kết quả là vùng thùy não và vỏ não có liên quan đến việc điều khiển cảm xúc và khoái cảm có phản ứng với những đoạn phim chiếu cảnh bắt tay.
Ngoài ra, những hành động như động chạm, ôm ấp, âu yếm… cũng khiến con người cảm thấy hứng khởi hơn. Hành động ôm ấp khiến chúng ta cảm giác tự tin hơn. Càng ôm nhiều, hệ miễn dịch, hệ nội tiết và hệ thần kinh đều được cải thiện. Ôm nhau thậm chí còn giúp ổn định lượng hemoglobin trong máu.
Nụ hôn cũng có tác dụng tương tự. Một nụ hôn đồng nghĩa với việc thể hiện sự âu yếm và khiến con người trở nên thân thiết hơn. Nó cũng kích thích hệ thần kinh của đối phương và tăng cường chức năng tái sinh cho cơ thể, giảm nguy cơ bị đau tim và có tác dụng giảm đau.
(Nguồn tham khảo: Pravda/Datviet)
Trái đất ấm lên làm các loài động vật biển nhỏ lại |
Trái đất nóng lên, kích thước của các loài động vật biển đã giảm 10 lần so với các loài trên cạn và ở những vùng nước sạch. Theo các chuyên gia, nguyên nhân chính của hiện tượng này là các loài động vật gặp khó khăn hơn trong việc lấy oxy trong nguồn nước đang ấm dần lên, điều mà những động vật cạn không gặp phải.
Khi nhiệt độ tăng, các loài cá và sinh vật biển cần nhiều oxy hơn. Để đáp ứng nhu cầu oxy tăng, trong khi lượng oxy giảm, các loài vật biển buộc phải giảm kích thước cơ thể để cân bằng lượng cung - cầu oxy.
Sau khi phân tích kết quả nghiên cứu từ các loài cá trưởng thành và hơn 169 loài sinh vật biển, các nhà khoa học đã rút ra được kết luận rằng việc các loài sống dưới biển bị thu nhỏ về kích thước có thể sẽ làm ảnh hưởng đến sản lượng hải sản trên thế giới.
Đồ thủy, hải sản hiện cung cấp 15% nhu cầu Protein động vật cho con người và vì thế tác động của hiện tượng nóng lên của Trái đất lên các loài thủy sinh vật có ý nghĩa vô cùng quan trọng.
(Nguồn tham khảo: Datviet/Pravda)
Phát hiện cá bống giúp san hô chống lại tảo độc |
Sống giữa các nhánh san hô, cá bống Gobiodon histrio sẽ cắn những tán rong biển khi nó tấn công san hô.
Các nhà khoa học đã phát hiện ra, da cá bống Gobiodon histrio tiết ra một số loại độc tố làm những con cá ăn cá bống phải bỏ đi. Thay vì cắn và không nuốt rong biển như những loài cá bống không có độc khác, nó nuốt rong biển.
Sau mỗi lần trợ giúp san hô chống lại rong biển, chất độc trên da cá bống Gobiodon histrio đã tăng mạnh làm choáng kẻ săn môi gấp đôi so với bình thường.
Hiện tại, các nhà nghiên cứu đang tìm hiểu chính xác xem chất hóa học cảnh báo cá bống hoạt động như thế nào.
(Nguồn tham khảo: Science News)