Điều gì đã xảy ra: Quả bóng bay bị trúng tên mà không nổ

Oct, Theo Trí Thức Trẻ 00:00 28/03/2016

Bức ảnh trái bóng bay trúng tên mà không nổ đang được lan truyền rất mạnh trên mạng xã hội Reddit trong những ngày gần đây.

Gần đây, trang mạng xã hội Reddit đang lan truyền một bức ảnh thể hiện sự tuyệt vọng của khổ chủ. Số là anh chàng này đang chơi bắn bóng bay tại câu lạc bộ bắn cung. Sau nhiều lần buông dây, cuối cùng anh chàng cũng bắn trúng quả bóng, nhưng khổ nỗi cảnh tượng này lại diễn ra.

Điều gì đã xảy ra: Quả bóng bay bị trúng tên mà không nổ - Ảnh 1.

Tại sao lại không nổ?

Nhưng thôi, bỏ qua anh chàng đang tuyệt vọng này đã. Chắc nhiều người sẽ nghĩ đến trò ảo thuật đã... cũ rích, đó là dán một mẩu băng keo lên trái bóng. Mẩu băng keo có nhiệm vụ ngăn cản không khí thoát ra, nên trái bóng đã không thể nổ khi mũi tên xuyên qua.

Tuy nhiên, được biết trên bề mặt trái bóng hoàn toàn không có bất kỳ dị vật nào. Vậy tại sao trái bóng vẫn sống sót? Hãy thử tìm hiểu xem.

Vì sao lại thế?

Trước tiên, chúng ta phải tìm hiểu vì sao quả bóng lại nổ khi có vật nhọn chọc vào, thay vì xì hơi từ từ.

Khi bóng được bơm hơi, luồng không khí sẽ tạo nên áp lực khiến bề mặt bóng bằng cao su căng ra. Và khi bị một vật nhọn chọc vào, toàn bộ lực căng từ không khí sẽ được dồn vào các cạnh của vết rách. Lực này quá lớn so với sức chịu đựng của quả bóng, khiến nó vỡ tan trước khi không khí kịp thoát ra hết.

Điều gì đã xảy ra: Quả bóng bay bị trúng tên mà không nổ - Ảnh 2.

Điều gì đã xảy ra: Quả bóng bay bị trúng tên mà không nổ - Ảnh 3.

Tuy nhiên cần biết rằng lực căng này không được dàn đều trên toàn bộ bề mặt quả bóng, mà phần thân trái bóng sẽ phải chịu áp lực nhiều nhất.

Trên thực tế, hãy để ý rằng phần cao su nơi đỉnh và đáy gần miệng bóng luôn có màu tối hơn bình thường. Đó là những nơi cao su chưa bị căng ra, tức là về cơ bản nó có thể chịu được lực co giãn mạnh hơn các phần còn lại, giúp cho lực căng được trải đều ra thay vì khiến quả bóng vỡ tung.

Điều gì đã xảy ra: Quả bóng bay bị trúng tên mà không nổ - Ảnh 4.

Do đó, chỉ cần xuyên vật nhọn vào đúng đỉnh hoặc đáy của trái bóng (vào phần cao su tối màu), trái bóng sẽ sống sót. Vậy nên có thể nói anh chàng bắn cung này phải rất "đỏ" mới có thể bắn chính xác vào khu vực này.

Điều gì đã xảy ra: Quả bóng bay bị trúng tên mà không nổ - Ảnh 5.

Nguồn: Science Alert