Đứng ở vị trí thứ 10 là “Tiếng Pháp”, thứ ngôn ngữ được coi là lãng mạn nhất thế giới, có nguồn gốc từ tiếng Latinh của Đế chế La Mã, cũng giống như tiếng Ý, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Rumani và Catalan… Đây là ngô ngữ chính thức tại 30 quốc gia trên thế giới, được sử dụng nhiều nhất tại các nước Pháp (tất nhiên rồi), Bỉ, Canada, Rwanda, Cameroon, và Haiti. Ngoài ra còn hơn 50 quốc gia trên thế giới có sử dụng ngôn ngữ này.
Nếu bạn muốn “chào” bằng tiếng Pháp, hãy nói “Bonjour”.
Số lượng người sử dụng: 159 triệu người.
Đây là ngôn ngử được nói tại cả Malaysia và Indonesia, được ra đời dựa trên ngôn ngữ gốc của hai nước. Tất cả đã mang lại vị trí thứ 9 trong danh sách những ngôn ngữ quan trọng nhất thế giới.
Indonesia là đất nước có số dân Mã Lai lớn thứ hai, sau.. Malaysia. Theo các nhà lịch sử, ngôn ngữ của Indonesia bắt nguồn từ tiếng Mã Lại được sử dụng tại vùng Riau, một tỉnh nằm phía đông hòn đảo Sumatra (hòn đảo lớn nhất Indonesia).
Số lượng người sử dụng: 191 triệu người.
Vào thế kỷ thứ XII, Bồ Đào Nha đã giành độc lập từ tay người Tây Ban Nha và mở rộng ra thế giới với sự giúp đỡ của những nhà thám hiểm nổi tiếng như Vasco da Gama và hoàng tử và cũng là nhà hàng hải Henry.
Cũng bởi Bồ Đào Nhà đã sản sinh từ sớm rất nhiều nhà thám hiểm khiến cho ngôn ngữ của quốc gia này được phổ biến rộng rãi, đặc biệt là tại Brazil (là nơi sử dụng tiếng Bồ Đào Nha là ngôn ngữ quốc gia), Mâcu, Angola, Vênzuela và Mozambique.
Số người sử dụng: 211 triệu người.
Bangladesh là một quốc gia rất đông dân. Tất cả hơn 120 triệu người Bangladesh đều nói tiếng Bengali. Hơn thế nữa, Bangladesh được bao quanh bởi đất nước Ấn Độ, nơi mà dân số tăng trưởng vô cùng lớn như người ta vẫn đùa rằng chỉ cần hít không khí tại đây cũng có thể mang thai. Chính vì thế mà tiếng Bengali nhanh chóng được phát triển nhiều hơn mong đợi.
Số người sử dụng: 246 triệu người.
Tiếng Ả rập là một trong những ngôn ngữ lâu đời nhất thế giới, được sử dụng tại vùng Trung Đông, cụ thể là ở các nước như Ả rập Saudi, Kuwait, Iraq, Syria, Jorrdan, Lebannon và Ai Cập. Hơn nữa, cũng bởi vì Ả rập là ngôn ngữ của kinh Koran, hàng triệu người Hồi giáo trên toàn thế giới đều có thể nói tiến Ả rập tốt. Đó cũng là lý do mà năm 1974, tiếng Ả rập đã trở thành ngôn ngữ thứ sau của Liên Hợp Quốc.
Số người sử dụng: 277 triệu người.
Tiếng Nga là ngôn ngữ Slavơ (ngôn ngữ phổ biến nhất tại Châu Âu) chủ yếu sử dụng tại nước Nga, Belarus, Ukraine, Kazakhstan and Kyrgyzsta. Ngoài ra, nó còn là ngôn ngữ không chính thức, nhưng được sử dụng rộng rãi tại Ukraine, Latvia and Estonia. Với lợi thế về địa lý đây là ngôn ngữ được sử dụng rộng rãi nhất trên lục địa Á Âu
Số người sử dụng: 392 triệu người.
Ngoài người Tây Ban Nha, ngôn ngữ chính thức của xứ sở bò tót này được sử dụng rộng rãi tại Cuba và đặc biệt là vùng Trung và Nam Mỹ. Ở nước Mỹ người ta rất quan tâm tới tiếng Tây Ban Nha vì có rất nhiều từ tiếng Anh vay mượn từ ngôn ngữ này như tornado (vòi rồng), bonanza (thịnh vượng), patio (hiên nhà)…
Số người sử dụng: 508 triệu người.
Tuy tiếng Anh không phải là thứ ngôn ngữ được nói nhiều nhất, nhưng đây là ngôn ngữ chính thức của nhiều quốc gia nhất. Đó là New Zealand, Mỹ, Úc, Anh, Zimbabwe, vùng Caribbean, Hồng Kông, Nam Phi và Canada. Có thể nói tuy ở vị trí thứ hai nhưng tiếng anh vẫn là ngôn ngữ phổ biến nhất thế giới.
Số người sử dụng: 1 tỷ người.
Thật là một điều vô cùng bất ngờ khi vị trí quán quân thuộc về tiếng quan thoại – Mandarin, ngôn ngữ tiêu chuẩn chính thức của Trung Quốc. Quốc gia đông dân nhất hành tinh này vinh dự là chủ nhân của ngôn ngữ được sử dụng nhiều nhất thế giới. So với tiếng Anh thì tiếng quan thoại đã chiến thắng tuyệt đối về số người – gấp đôi.
Tiếng quan thoại là một ngôn ngữ rất khó phát âm bởi vì mỗi từ có đến 4 thanh điệu - 4 cách để phát âm. Nhưng nếu một tỷ người có thể làm được điều đó thì tại sao bạn không thử nhỉ?
Nếu bạn muốn “chào” bằng tiếng, hãy nói “Ni hao”.