Vàng hiếm hoi tới mức toàn bộ số vàng được tìm thấy trong lịch sử loài người còn không nhiều bằng số thép mà chúng ta sản xuất trong một giờ. Tuy hiếm nhưng vàng có mặt tại tất cả các lục địa trên Trái Đất.
Vàng nóng chảy ở 1064,43 độ C. Nó có thể dẫ nhiệt và dẫn điện rất tốt và không bao giờ bị gỉ.
Thứ kim loại quý hiếm
Vì vàng có giá trị rất cao nên đa số vàng được tìm ra cho tới nay vẫn đang được lưu thông. Nhưng người ta cho rằng khoảng 80% trữ lượng vàng trên hành tinh của chúng ta vẫn đang nằm im dưới đất.
Những bức tường vàng trong kho chứa.
75% lượng vàng mà giờ đây chúng ta có được khai thác từ năm 1910 cho tới nay. Vì thế khi nghe những câu chuyện về các vị vua chúa giàu có ngày xưa với các tòa nhà dát vàng thì cũng đừng quá ghen tị, họ còn "bình thường" lắm.
Kim loại dễ uốn
Vàng cực kỳ dễ uốn và thậm chí nó có thể được biến thành chỉ khâu. Một ounce vàng (tương đương 28,349g) có thể kéo dài tới 80km còn 1g vàng có thể được dát thành tấm rộng tới 1m vuông.
Một miếng quặng vàng.
Ăn vàng???
Vàng là thứ có thể ăn được. Nhiều nước châu Á dùng vàng để ăn với hoa quả, thạch hay café và trà. Người châu Âu cũng bỏ vàng vào rượu ngay từ thế kỷ 16. Một số dân tộc bản địa ở Mỹ tin rằng hấp thụ vàng sẽ giúp người ta bay lên được.
Khối vàng nặng nhất thế giới
Khối vàng cục tự nhiên nặng nhất từng được phát hiện mang tên “Chào mừng khách lạ”. Nó được 2 người tìm thấy ở Australia vào năm 1869. Khối vàng này nặng 2.248 ounce (tương đương khoảng 64kg) và đáng ngạc nhiên là nó nằm cách mặt đất chỉ vài phân.
Vàng được đun nóng chảy để đúc thành khối.
Những huy chương vàng đầu tiên của Olympic hiện đại năm 1912 được làm từ vàng nguyên chất. Ngày nay, mỗi huy chương như vậy chỉ được phủ bằng 6g vàng mà thôi.
Đại diện cho mặt trời
Người Inca ở châu Mỹ cho rằng vàng đại diện cho vinh quang của Mặt Trời, thứ mà họ thờ cúng. Họ gọi vàng là nước mắt của Mặt Trời. Dân tộc này không dùng vàng để trao đổi hàng hóa mà yêu nó bằng một tình yêu thuần khiết.
Cảnh đãi vàng tại các mỏ lộ thiên.
Vào năm 560 trước Công nguyên, những người Lydia ở khu vực Tiểu Á (Iran, Iraq ngày nay) làm ra đồng tiền vàng đầu tiên trên thế giới. Khi họ bại trận dưới tay đế chế Ba Tư vào năm 546 trước Công nguyên, thói quen dùng tiền vàng bắt đầu lan rộng.
Ký hiệu hóa học của vàng là Au, xuất phát từ tiếng Latin aurum, có nghĩa là ánh bình minh. Ngoài ra, Au còn đại diện cho Aurora, vị thần bình minh của người La Mã.
Cả người Hy Lạp và người Do Thái cùng bắt đầu thử nghiệm thuật giả kim vào khoảng năm 300 trước Công nguyên. Công cuộc tìm cách biến kim loại cơ bản thành vàng lên tới đỉnh điểm vào thời Trung Cổ và thời Phục Hưng.
Một mỏ khai thác vàng và đồng tại Australia.
Cái chết bằng... vàng
Vào năm 1599, một quan chức Tây Ban Nha cai trị ở châu Mỹ đánh thuế những người Ecuador nặng nề tới mức họ nổi dậy và giết chết ông ta bằng cách đổ vàng lỏng vào mồm. Cách hành hình như thế cũng cũng được người La Mã áp dụng.
Vàng và đồng là những kim loại đầu tiên được con người tìm ra vào khoảng năm 5.000 trước Công nguyên. Chúng cũng là những kim loại duy nhất không mang sắc trắng bạc.
Hầm vàng lớn nhất thế giới nằm ở tầng hầm thứ 5 của một tòa nhà tại Manhattan, New York. Nó là cơ sở của Cục dự trữ liên bang Mỹ và chứa 25% tổng số vàng đang được lưu thông của thế giới. Tuy nhiên, đa số vàng tại đó không thuộc về người Mỹ.