Hành tinh đầu tiên được chụp ảnh
Việc quan sát các hành tinh ngoài Hệ mặt trời là một điều rất khó khăn, nó được so sánh giống như việc nhìn một con muỗi mắt bay qua vùng được chiếu sáng ở rất xa trong một ngày sương mù.
Hành tinh Fomalhaut b và HR 8799 b, c, d, được phát hiện vào tháng 11 năm 2008, là các hành tinh đầu tiên được chụp ảnh bước sóng quang học bằng việc sử dụng kính viễn vọng Bubble từ đài quan sát W.M Keck và Gemini tại Hawaii. Đó là một kì tích rất đáng ngưỡng mộ.
Chụp được hành tinh ở cách xa ngôi sao mẹ nhất
Khoảng cách lớn nhất này được đo tương đương với khoảng cách từ Sao Hải Vương tới mặt trời, và hành tinh này cũng chỉ nhận được một lượng ánh sáng rất nhỏ từ mặt trời, giống như Hải Vương Tinh vậy.
Nếu bạn nghĩ rằng việc quan sát Hải Vương Tinh từ Trái đất đã là quá khó khăn, thì bạn sẽ càng cảm thấy “nản” khi cố chụp một hành tinh cách xa 50 năm ánh sáng (tức là vào khoảng 480-800 nghìn tỉ km) ở một hệ ngôi sao khác. Đó chính xác là những gì mà kính viễn vọng Hubble đã làm được vào tháng 11 năm 2009.
Vụ va chạm giữa các hành tinh
Thiết bị dò hồng ngoại trên kính viễn vọng Spitzer của NASA (Cục quản trị Hàng không và Không gian Quốc gia Hoa Kỳ) đã phát hiện một lượng lớn đá bốc hơi, cùng với những mảnh nham thạch cứng, thứ thường được tạo bởi những tác động thiên thạch. Sự tồn tại của một khối lượng vật chất như vậy để để làm mờ đi những điểm sáng của một ngôi sao. Nó dẫn tới một kết luận là cần tới một vụ va chạm lớn, chính xác là va chạm giữa các hành tinh để có thể tạo ra lượng mảnh vỡ nhiều như vậy.
Phát hiện này cho thấy đây là vụ va chạm khủng khiếp hiếm thấy trong vũ trụ, và là một bằng chứng nữa cho thấy giả thuyết mặt trăng được tạo ra từ một sự kiện tương tự trong quá khứ xa xôi. Hơn nữa, những mô phỏng máy tính đã dự đoán được một vụ va chạm trong hệ mặt trời của chúng ta vào khoảng 3 tỉ năm nữa.
Siêu Trái đất gần Hệ mặt trời nhất
Ngày 16 tháng 12 năm 2009, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh cách trái đất chỉ 42 năm ánh sáng và cho con người cơ hội có thể nghiên cứu rõ hơn về hành tinh ngoại. Hành tinh này nóng hơn Trái đất, có một bầu không khí dày và đặc hơn.
Hành tinh gần như giống hệt Trái đất
Đây là một hành tinh nặng gấp khoảng từ 7 đến 14 lần Trái đất, và được coi là một Siêu Trái đất. Nhưng đáng chú ý nhất là quỹ đạo của nó nằm trong vùng sinh sống, nên hành tinh này có một bề mặt rắn cho phép sự tồn tại của nước dưới dạng lỏng, và thậm chí là hình thành đại dương như ở bề mặt Trái đất, mặc dù cần phải có một lực hấp dẫn mạnh hơn nữa mới có thể xảy ra điều đó.
Vì thế điểm giống nhau nổi bật giữa hành tinh Siêu Trái đất và Trái đất là nơi đây có thể tồn tại sự sống!