Herod I là vị vua cai trị vùng đất Judaea (nằm ở Israel và Palestine ngày nay) từ năm 37 TCN tới năm 4 TCN. Theo Kinh Tân ước, Herod đã giết hết các bé trai mới sinh tại vùng Bethlehem, nơi chúa Jesus sinh ra để tránh họa bị cướp ngôi.
Tuy nhiên, gia đình Jesus đã thoát nạn nhờ kịp thời chạy sang Ai Cập và chỉ trở về sau khi Herod I đã qua đời. Trên thực tế, vị vua này cũng bị coi là kẻ cai trị hà khắc khi sát hại rất nhiều đối thủ của mình.
Toàn cảnh ngọn đồi, khu vực nhà hát nằm ở góc dưới bên phải.
Nhà hát mới được tìm thấy nằm ở chân ngọn đồi có lăng mộ của Herod I (khu vực này nằm cách thành phố Jerusalem 15 km về phía nam). Một thời gian ngắn trước khi vị vua này qua đời, ông ta đã quyết định san lấp toàn bộ các công trình nằm tại ngọn đồi này, trừ đúng ngôi mộ của mình. Điều này nhằm mục đích làm cho toàn bộ cảnh quan có được một hình nón cụt hoàn hảo, tô điểm cho vẻ tráng lệ của ngôi mộ.
Rất nhiều bức tranh tường đã được tìm thấy.
Khu nhà hát này cũng từng được các người thợ xây mộ biến thành nhà ở tạm thời của họ. Họ đã vẽ rất nhiều thứ lên tường và nhờ đó cho phép các nhà khảo cổ tìm hiểu về cuộc sống thời xưa.
Phong cách của các bức tranh này cũng khá giống với các vùng quanh Địa Trung Hải khác, nó phản ánh nguồn gốc La Mã của vương quyền tại khu vực này. Những người thợ đã vẽ phong cảnh, động vật và cả dòng sông Nile lên các bức tường.
Nhiều bức tranh được vẽ dưới dạng cửa sổ giả.
Mô típ sông Nile đặc biệt phổ biến trên các bức tranh. Tuy nhiên, các nhà khảo cổ cho rằng nó chỉ phản ánh thị hiếu thời bấy giờ hơn là mang một ý nghĩa sâu xa hơn. Có lẽ vào thời điểm ấy, sông Nile là một nơi rất thú vị, là một đặc trưng cho cả nền văn hóa (đến bây giờ vẫn vậy!
).
Toàn cảnh khu vực nhà hát theo kiểu La Mã.
Dựng lại hình nhà hát. Khu vực lan can màu đỏ chính là những khu VIP đấy!
Các khán đài và sân khấu của nhà hát đã được tìm thấy trong quá trình đào bới tại khu vực này. Nó rất giống với các nhà hát ở La Mã cùng thời kỳ với kiến trúc khán đài hình vòng cung. Đây là điều hợp lý vì Herod I là vị vua do người La Mã chọn để cai trị nơi đây. Khu vực dành cho nhà vua và các “khách VIP” nằm ở vị trí cao nhất và có lối thông sang phần hầm mộ.
Khu vực “VIP” của nhà hát.
Thêm một nghiên cứu nữa cho thấy độ "chịu chơi" của Herod, đó là những mảnh vỡ từ các "cửa sổ giả" dùng để trang trí. Những hình vẽ trên đấy thoạt đầu được cho là chỉ mang phong cách La Mã thôi nhưng thực ra nó được vẽ bởi chính những người thợ La Mã. Họ được mời đến để vẽ, sau đó lại quay về nước.