Đảo qua một vài "đỉnh cao" của di sản thế giới

Mèo Lợn, Theo 12:00 28/11/2010
Chia sẻ

Không chỉ đẹp về hình ảnh bên ngoài, các di sản thế giới còn mang trong mình một vẻ đẹp văn hóa thiêng liêng đặc biệt. <img src='/Images/EmoticonOng/09.png'>

Khắp nơi trên hành tinh này, chúng ta đều có thể tìm thấy những di sản thế giới. Đó là những tài sản quý giá, được lựa chọn dựa trên tầm quan trọng về tự nhiên và văn hóa, được các quốc gia bảo vệ và gìn giữ theo đúng Công ước Di sản Thế giới, được UNESCO (United Nations Educational Scientific and Cultural Organization - Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc) công nhận và quản lý.  Cùng điểm qua một số cảnh đẹp, địa danh đã được công nhận ấy nhé!
 
Thác Victoria – Zimia và Zimbabwe
 
 
Dòng sông Zembezi lao xuống hẻm núi bazan tạo nên dòng thác Victoria (hay còn gọi là Mosi-oa-Tunya) hùng vĩ nằm giữa hai đất nước Zimbia và Zimbabwe. Đây là một trong những thác nước lớn nhất thế giới, được UNESCO công nhận là di sản thế giới với diện tích khoảng 18,500 km vuông.
 
Thác Victoria được một nhà thám hiểm người Scotland khám phá và đặt tên theo tên của Nữ hoàng Anh Victoria. Thác Victoria là một trong bảy kì quan thiên nhiên của thế giới.
 
Thành phố Timbuku – Mali
 

Tại Timbuktu có ba nhà thờ Hồi giáo (Djingareyber, Sankore và Sidi Yahia), mười sáu nghĩa trang và các lăng mộ được công nhận là di sản thế giới. Nơi đây đã từng là thủ đô tinh thần và tri thức, là trung tâm Hồi giáo tại Châu Phi trong thế kỉ XV và XVI. Bức ảnh trên là trường đại học Sankore Koran lịch sử là một trong những nơi truyền dạy Hồi giáo nổi tiếng.
 
Vạn lý trường thành – Trung Quốc
 
 
Vạn lý trường thành là bức tường thành nổi tiếng của đất nước Trung Quốc được xây dựng bằng đất đá và cả… xương máu của người dân Trung Hoa từ thế kỉ thứ 5 TCN tới tận thế khỉ thứ XVI. Năm 1987, UNESCO công nhận Vạn lý trường thành là di sản thế giới bởi kiến trúc hoành tráng, ý nghĩa văn hóa quan trọng của công trình. Có thể nói đây là một thành tựu vô cùng quan trọng trong lịch sử nhân loại.
 
Đường sắt trên núi - Ấn Độ
 

Ba tuyết đường sắt Darjeeling Himalayan, Nilgiri Mountain Railway và Kalka Shimla Railway có vai tròn quan trọng trong sự phát triển thương mại và công nghiệp Ấn Độ xứng đáng trở thành một trong những di sản thế giới. Ba tuyến đường sắt này đều được khởi công và khánh thành trong thế kỉ XIX. Bức ảnh này là hình ảnh của đường sắt Darjeeling Himalayan, bắt đầu hoạt động vào năm 1881, áp dụng những thiết kế mới táo bạo để tọ nên một hệ thống đường sắt tốt nhất trên địa hình miền núi.
 
Hệ thống đá ngầm san hô Great Barrier – Úc
 
 
Great Barrier là hệ thống đá ngầm san hô lớn nhất trên thế giới, được UNESCO công nhận là di sản thế giới vào năm 1981. Phần đá ngầm nằm ở vùng biển San hô, cách bờ biển Queensland về hướng đông bắc nước Úc. Đây là khu vực đa dạng sinh học, gồm rất nhiều loài động vật quý hiếm, kể cả những loài đang gặp nguy hiểm. Ngày nay biến đổi khí hậu đã có tác động lớn lên Great Barrier làm đại dương ấm lên, càng làm tăng sự tẩy trắng san hô…
 
Tòa nhà Casa Milà – Tây Ban Nha
 

Casa Milà hay còn được biết với cái tên là La Pedrera là tòa nhà nổi tiếng tại Tây Ban Nha do kiến trúc sư Antoni Gaudi thiết kế. Tòa nhà được xây dựng từ năm 1905 đến 1910, và chính thức khánh thành vào năm 1912. Phá tan những nguyên tắc thiết kế truyền thống sử dụng những đường thẳng, Casa Milà là toàn nhà đặc biệt với những đường cong hoàn hảo và ấn tượng.

Cũng cần biết thêm một điều thú vị đó là kiến trúc sư Antoni Gaudi đã có bảy công trình được công nhận là di sản thế giới, ghi nhận  sự sáng tạo, bứt phá đổi mới của ông. Tất cả những công trình này đều nằm trong hoặc xung quanh Barcelona.
 
Bờ biển Amalfi - Italy
 
 
Bờ biển Amalfi là phần bờ biển phía nam của bán đảo Sorrentine, trải dài từ phía tây thành phố Positano đến phía đông thành phố Vietri sul Mare. Bờ biển này nổi tiếng với bề mặt đất gồ ghề, phong cảnh thơ mộng cũng như các thành phố ven biển đẹp như tranh vẽ. Chính vẻ đẹp tự nhiên và ý nghĩa lịch sử quan trọng đã giúp bờ biển Amalfi có tên trong danh sách di sản thế giới do UNESCO công nhận vào năm 1997.
 
Làng Taos Pueblo – Bang New Mexico (Hoa Kỳ)
 
 
Taos Pueblo là nơi sinh sống và lưu giữ những nét văn hóa của các bộ lạc Ấn Độ Peublo ở bang New Mexico, Hoa Kỳ. Ngôi làng nằm cách thành phố hiện đại Taos 1,6km về phía Bắc này dã tồn tại gần 1000 năm. Taos Pueblo cổ đại được UNESCO công nhận là di sản thế giới vào năm 1992. Đặc điểm kiến trúc nổi bật nhất của ngôi làng chính là vật liệu để xây dựng các ngôi nhà ở đây đều là gạch sống màu nâu được xếp thành nhiều tầng phức tạp nhưng rất kiên cố.
 
Old Quebec - Canada
 
 
Sở hữu nét kiến trúc mang tính lịch sử, bảo tồn những di sản của đất nước, “thành lũy” lâu đời nhất Bắc Mỹ - Old Quebec - vinh dự là một trong những di sản của thế giới, được UNESCO công nhận vào năm 1985. Old Quebec là thủ phủ của tỉnh Quebec của Canada. Tại đây việc lái xe máy tuyệt đối bị cấm, ngoài trừ các cư dân hoặc công nhân được cấp giấy phép để bảo vệ môi trường và cảnh quan của thành phố.
 
Thánh địa Machu Picchu – Peru
 
 
Còn được gọi với cái tên “Đỉnh cũ” hoặc “Thành phố đã mất của người Inca”, các chuyên gia tin rằng, Machu Picchu (Peru) là một trong những vùng đất hoàng gia tại thung lung Urubamba. UNESCO đã công nhận thánh địa lịch sử Machu Picchu là di sản văn hóa thế giới bởi ý nghĩa lịch sử quan trọng, ghi lại dấu tích đáng nhớ của Đế chế Inca. Cách thủ đô Cusco khoảng 100km, thành phố cổ kính này là một không gian hũng vĩ với núi non trùng điệp bao quanh.
 
Đi một ngày đàng học một sàng khôn, hy vọng chuyến du lịch này không chỉ khiến người đọc mãn nhãn mà còn mở rộng tri thức, mở mang tầm mắt ra thế giới rộng lớn muôn màu kì thú.
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày