Cực quang, cảnh "thần thoại" giữa đời thực

Thủy Chip, Theo 00:00 27/12/2010

Những vầng sáng rực rỡ y hệt như trong truyện thần thoại này là sản phẩm của sự kết hợp giữa Mặt trời và Trái đất. <img src='/Images/EmoticonOng/05.png'>

Cực quang là một trong hiện tượng thiên nhiên đẹp nhất trên hành tinh của chúng ta. Về bản chất, cực quang sinh ra khi các hạt mang điện tích trong gió Mặt Trời tương tác với tầng khí quyển trên cao của hành tinh.
 
Quá trình đó tạo ra ánh sáng đầy màu sắc trên bầu trời đêm và chúng liên tục di chuyển. Cực quang không chỉ có ở Trái Đất mà còn xuất hiện trên nhiều hành tinh khác như Sao Mộc, Sao Thổ, Sao Thiên Vương, Sao Hải Vương, Sao Hỏa và Sao Kim. Các bức ảnh trong bài đều được chụp tại Iceland, đất nước lạnh giá gần Bắc Cực.
 
 
Các bức ảnh được chụp theo thứ tự thời gian cho thấy cực quang ở phía Bắc Trái Đất sẽ đạt tới đỉnh vào năm 2012. Điều này trùng hợp với chu kỳ hoạt động của Mặt Trời mà các nhà khoa học đã nhiều lần nhắc tới. Vào năm 2012, Mặt Trời sẽ diễn ra nhiều đợt phun trào vật chất mạnh mẽ, tạo ra “nguyên liệu” cho cực quang trên Trái Đất và các hành tinh khác.
 
 
Vào năm 2012, Mặt Trời sẽ đạt tới một giai đoạn trong đó từ trường ở xích đạo của nó xoay nhanh hơn từ trường ở hai cực. Cứ mỗi 11 năm, Mặt Trời lại đạt tới một thời kỳ như vậy và lần gần nhất Mặt Trời đạt tới “đỉnh” như thế là năm 2000.
 
Các nhà khoa học tin rằng năm 2012 sẽ chứng kiến nhiều cực quang giống như năm 1958, khi mà các vầng sáng lộng lẫy xuất hiện ở cả Mexico, một nơi khá gần xích đạo thay vì chỉ tập trung ở khu vực gần 2 cực Trái Đất.
 
 
Một số dự đoán cho rằng cực quang ở Bắc bán cầu thậm chí sẽ xuất hiện ở cả Rome, Italy vào năm 2012. Tuy nhiên, bên cạnh vẻ đẹp lạ thường, cực quang quá lớn cũng sẽ khiến sóng điện thoại, các thiết bị định vị toàn cầu GPS và mạng lưới điện bị ảnh hưởng.
 

Thường xuyên phải đương đầu với nhiệt độ lạnh lẽo dưới 0 độ trong suốt 4 năm qua, khu vực Orvar hứa hẹn sẽ là nơi chứng kiến nhiều cực quang khi Mặt Trời hoạt động mạnh vào năm 2012 và khiến nhiệt độ tăng cao. Bức ảnh trên chụp năm 2007, khi mà cực quang chỉ phát sáng yếu ớt.
 
 
Tới năm 2008, các luồng cực quang đã có nhiều màu sắc và mạnh mẽ hơn.
 
 
Một bức ảnh khác chụp tại Iceland vào cuối năm 2008. Vầng sáng cực quang đã lớn hơn rất nhiều.
 
 
Sang năm 2009, xu hướng này tiếp tục diễn ra và cực quang đã thắp sáng cả bầu trời.
 
 
Độ sáng của cực quang phụ thuộc vào hoạt động của Mặt Trời. Khi ngôi sao của chúng ta phun trào nhiều các hạt điện tích, chúng tương tác với từ trường của Trái Đất, tạo ra cảnh tượng rực rỡ của cực quang. Sở dĩ cực quang thường được nhìn thấy ở hai cực vì đây cũng là cực từ của hành tinh mà chúng ta đang sống.
 
 
Tới giữa năm 2009, độ lớn và màu sắc của cực quang cũng thay đổi nhiều hơn. Cực quang đa số có màu vàng và lục nhưng đôi khi cũng mang màu lam hay thậm chí màu đỏ.
 
Cực quang bắt đầu chuyển sang màu nóng vào đầu năm 2010.
 
 
Ngay cả khi núi lửa tại Iceland phun mạnh mẽ và đe dọa cả ngành hàng không châu Âu vào tháng 4 năm nay, nó cũng không thể che lấp vẻ rực rỡ của cực quang.  
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày