Mặt Trời “rung chuyển” vì bão

Mèo Lợn, Theo 00:00 31/12/2010
Chia sẻ

Trong năm nay, toàn bộ bề mặt của Mặt Trời đã có những lúc bị các cơn bão lớn bao phủ và chúng cũng ảnh hưởng không ít tới cuộc sống trên Trái Đất của chúng ta. <img src='/Images/EmoticonOng/00.png'>

 
Đây là hình ảnh chụp bằng tia cực tím từ vệ tinh quan sát Mặt Trời của NASA. Vệ tinh này được phóng lên từ cuối năm 2009 và kể từ đó lãnh trách nhiệm ngắm nhìn ngôi sao của loài người. Dù khởi đầu, đợt phun trào vật chất này không mạnh nhưng nó đã khiến các nhà khoa học bất ngờ khi nhanh chóng lan rộng ra rắp bề mặt Mặt Trời.
 
 
Đây là sơ đồ các đường nối giữa hoạt động của từng phần khác nhau trên Mặt Trời. Khi kết nối lại, chúng tạo ra bản đồ từ trường của "quả cầu lửa". Trước đây, các nhà khoa học cũng từng chứng kiến các cơn bão Mặt Trời qua ảnh chụp vệ tinh nhưng đây là lần đầu họ kết nối được chúng lại với nhau và từ đó quan sát được từ trường tổng thể.
 
 
Hình ảnh trên được lấy từ một video của NASA. Được ghi bằng tia cực tím, nó cho thấy nhiệt độ trên quầng sáng của Mặt Trời có sự phân biệt rất lớn. Cụ thể, các chỗ thấp nhất có nhiệt độ khoảng 1 triệu độ trong khi nơi cao nhất là 2,2 triệu.
 
Ngoài ra, người ta cũng nhìn thấy sự kết nối giữa các quầng lửa cách nhau hàng trăm, hàng ngàn km. Điều này diễn ra theo từng bước và dần dần, gần như một nửa bề mặt của Mặt Trời với diện tích lên tới 1,5 triệu km vuông sẽ cùng "bập bùng".
 

Các nhà khoa học đã sử dụng một dụng cụ ngăn ánh sáng trực tiếp của Mặt Trời khi chụp bức ảnh này. Kết quả là họ nhìn thấy rất rõ các tia vật chất nóng bỏng phun ra từ thiên thể khổng lồ này. Chính các hạt điện tích trong nhưng tia này sẽ tạo ra các cơn bão tràn qua khoảng không gian 150 triệu km để tới Trái Đất và đe dọa các vệ tinh cũng như mạng lưới điện của chúng ta.

Tuy nhiên, tất cả những điều này vẫn chỉ mang tính dự báo thô sơ. Nói theo cách của các nhà nghiên cứu, trình độ dự báo thời tiết Mặt Trời hiện tại chỉ ngang với việc dự báo thời tiết trên Trái Đất cách đây nửa thế kỷ.
 

Các điểm sáng và các quầng lửa hiện ra rõ ràng dưới tia cực tím khi vệ tinh quan sát Mặt Trời chụp ảnh vào tháng 8 năm nay.Chúng giúp con người hiểu hơn về bản chất của các đốm đen trên Mặt Trời và các vụ nổ tại đó nhưng cũng khiến cho các nhà nghiên cứu hiểu rằng để biết nguyên nhân thực sự của hiện tượng này, họ sẽ còn một quãng đường rất dài phía trước.

Hiện tại, người ta mới chỉ có thể suy nghĩ một cách rất cơ bản về việc hình thành năng lượng tích tụ tại các điểm đen. Nếu không có năng lượng, sẽ không có bùng nổ và phun trào, đó là một kết luận chắc chắn.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày