Con người đã làm gì để "cứu" Trái đất?

Thủy Chip, Theo 10:00 31/12/2010
Chia sẻ

Con người đã làm gì để bảo vệ ngôi nhà trái đất thân yêu trong năm 2010? <img src='/Images/EmoticonOng/05.png'>

Trái đất đang bị con người tàn phá một cách nặng nề, và nếu không nhanh chóng thay đổi thì chính chúng ta sẽ phá hoại toàn bộ môi trường sống và không hiểu lúc đó con người sẽ sinh sống ở đâu?
 
Chúng ta vẫn biết cần giảm ngay lượng khí thải Cacbon, thực hiện mục tiêu đa dạng sinh học, giảm thiếu tối đa ô nhiễm biển, khí quyển và ngay trên bề mặt trái đất. Hãy nhìn lại một năm qua con người đã chung tay cứu lấy hành tinh xanh như thế nào nhé!

Thiết lập các khu vực hạn chế hoạt động phá hoại
 

Tình trạng nguy cấp của loài gấu Bắc cực đã khiến loài này được đặc biệt bảo vệ. Khu được bảo vệ là vùng băng rộng khoảng 478.720m vuông, bao phủ vùng biển bắc Alaska. Đây được xem là môi trường sống quan trọng của loài gấu Bắc cực.

Khu vực này đã ngăn sự xâm phạm của việc khai thác dầu, vận chuyển hàng hóa quanh vùng biển này khi băng tan. Các nhà nghiên cứu còn mang đến một tin tốt lành cho loài gấu Bắc cực rằng băng sẽ không biến mất vĩnh viễn nếu lượng khí thải cacbon được khống chế hợp lý.
 
Khai thác nguồn năng lượng mới
 
 
Với cánh rừng “trồng” các tubin khổng lồ ở biển Bắc, thành phố New York đang tiến hành dự án sản xuất điện dựa vào nguồn năng lượng thiên nhiên tiềm năng. Những dự án như thế này cần đẩy mạnh hơn để chống lại sự biến đổi khí hậu toàn cầu đang ngày một tăng.
 
Hơn 60% người Mỹ (Đất nước có lượng khí thải lớn nhất thế giới) đang dần giảm sự phụ thuộc vào nguồn năng lượng từ nước ngoài, tạo việc làm trong lĩnh vực năng lượng trong nước và tăng cường việc bảo vệ môi trường. Họ đặc biệt quan tâm đến việc sản xuất năng lượng nhiều hơn từ năng lượng gió, mặt trời và các loài khác, đồng thời giới hạn lượng khí cabonic cũng như các khí nhà kính khác.
 
Xe ô tô điện và công nghệ lái xe thân thiện với môi trường
 
 
Những nhiên liệu xe hơi truyền thống đã trở nên “lỗi thời”, ngày nay con người đã sáng tạo ra công nghệ mới tiết kiệm nhiên liệu hiệu quả. Thị trường dần chấp nhận và ngày càng quen với việc sử dụng ô tô điện với mục đích tiết kiệm năng lương và bảo vệ môi trường. Xe ô tô “Nissan Leaf” là một chiếc xe điện thân thiện đầu tiên với môi trường với mức giá phải chăng. Nhưng có lẽ giờ này bạn không thể mua được nó nữa rồi, vì tất cả số xe được sản xuất là bán hết sạch!
 
Phương pháp tiết kiệm năng lượng thiết thực
 
 
Trong năm 2010, các mái nhà đã được chuyển hầu hết sang màu trắng, chủ nhân còn tích cực trồng cây trên tầng thượng, sử dụng cối xay gió cá nhân và trang trí ngôi nhà với hệ thống đèn LED tiết kiệm. Đó là một phương pháp tiết kiệm năng lượng thông minh, cứu trái đất và cứu bản thân mỗi con người. Các chính phủ, các ngành công nghiệp, và người tiêu dùng đang tiến hành giảm dần từ việc sử dụng đèn sợi đốt, đến việc giảm thiểu năng lượng tiêu hao trong chế độ chờ của các thiết bị điện…
 
Bảo vệ dải san hô ngầm
 
 
Năm 2010, tổ chức Giáo dục, Khoa học và văn hóa Liên Hiệp Quốc UNESCO đã công nhận công trình biển quốc gia Papahānaumokuākea của Hawaii là Di sản Thế giới.
 
Bên cạnh giá trị du lịch, dải san hô ngầm này còn mang lại nguồn thực phẩm biển đủ để cung cấp cho hơn 500 triệu người, bảo vệ bờ biển khỏi những cơn bão lớn, sóng thần v.v… Thêm vào đó, các nhà khoa học còn sử dụng san hô làm phương tiện y học trong việc ghép xương, chống lại bệnh ung thư và ngăn chặn các căn bệnh truyền nhiễm.
 
Đại dương hấp thụ một phần ba lượng khí thải Cacbon mà con người thải ra, cái giá phải trả là tính axit của biển ngày càng cao. Và khi khí hậu toàn cầu biến đổi dẫn đến không khí nóng hơn có lẽ cũng đủ để “nấu” các đại dương thân yêu.
 
Bảo vệ sinh thái học của Trái Đất
 
 
Năm 2010, con người đã tìm ra rất nhiều loài sinh vật mới lạ thuộc vùng Papua New Guinea (quốc gia tại Châu Đại Dương), rừng Amazon (vùng Nam Mỹ) và đảo Borneo (thuộc Đông Nam Á). Việc tìm ra những sinh vật mới giúp con người nhận thức rõ hơn về những nguy cơ mất mát trong hệ sinh thái. 2010 là năm quốc tế về đa dạng sinh học. Các nhà sinh vật học cũng xác định những rủi ro sức khỏe con người cùng với sự mất mát đa dạng sinh học đòi hỏi những nỗ lực lớn lao của cả thế giới.
 
Nhận thức hiểm họa của sự tuyệt chủng
 
 
Một hành động không thể thiếu trong hành trình bảo vệ sinh vật là việc xác định hiểm họa tuyệt chủng. Trong khi các bên tham gia Công ước về đa dạng sinh học không hoàn thành được mục tiêu giảm ổn thất của đa dạng sinh học, thì họ đã đạt được thỏa thuận chính sách 10 năm chia sẻ thông tin về di truyền học trong các quốc gia. Trong cuộc họp tại Nagoya năm nay, 191 quốc gia đã đồng ý dành 17% bề mặt trát đất và 10% các đại dương để bảo vệ đa dạng sinh học.
 
Trong năm 2010, các nhà nghiên cứu đã xác định gần 500 loài sinh vật ở Anh đã bị tuyệt chủng trong vòng 200 năm qua. Đó là một tốc độ tuyệt chủng nhanh khủng khiếp. Ít nhất thì con người cũng ý thức và bắt đầu “toát mồ hôi” trước sự thay đổi theo chiều hướng xấu của hệ sinh thái, để sau đó có những hành động thiết thực bảo vệ hành tinh này.
 
Giải phóng trái đất khỏi nhựa
 
 
Sự bùng nổ việc sử dụng nhựa từ Thế chiến thứ II đã từ một phát minh mang tính cách mạng trở thành cơn ác mộng đối với môi trường. Chất dẻo phân hủy vỡ thành những mảnh nhỏ, khiến các sinh vật biển và sa mạc nhầm lẫn với thức ăn và gây ra những hậu quả đáng tiếc.
 
Việc ngừng sử dụng chất dẻo một cách phố biến trong xã hội ngày nay là một điều không tưởng, nhưng con người có nhiều cách để giảm thiểu việc lạm dụng chất dẻo, sử dụng các vật liệu thay thế thân thiện với môi trường, tái chế nhựa theo công thức mới và hạn chế tối đa việc sử dụng túi nhựa. Đó là những gì mà năm 2010 con người đã cố gắng để thực hiện sứ mệnh “Bảo vệ môi trường sống”.
 
Bảo vệ kẻ khát máu – cá mập
 
 
Loài động vật săn mồi hung dữ này đang rơi vào tình trạng cảnh báo trước nguy cơ của sự tuyệt chủng. Năm 2010, việc bảo tồn cá mập đã được gia tăng với những sắc lệnh cấm săn “vây cá mập”, cũng như tăng cường bảo vệ loài cá mập ở vùng Địa Trung Hải.
 
Vào tháng 3, quốc đảo Maldives đã dành "đất" để làm nơi trú ẩn cho cá mập tại Ấn Độ Dương và đưa ra đạo luật cấm buôn bán vây cá mập.

Hãy chung tay và “làm” nhiều hơn trong năm 2011 để gìn giữ ngôi nhà chung của thế giới thân yêu!

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày