Cận cảnh lò xẻ thịt, lột da rắn ở Indonesia và Việt Nam

Việt Anh, Theo Mask Online 00:00 28/02/2013
Chia sẻ

Đột nhập lò mổ rắn lớn nhất Đông Nam Á ở Indonesia và làng thịt rắn truyền thống Lệ Mật...

Rắn cũng như rất nhiều động vật đang được bảo vệ trước nguy cơ săn bắt quá mức. Ở nhiều nơi, nó trở thành một biểu tượng văn hóa nhưng ở vùng khác, vì mưu sinh, không ít những người nông dân đã phải đi ngược lại với lương tâm, sát hại rắn để "kiếm cơm" từng ngày.

Lò mổ của ông trùm rắn Indonesia…

Cận cảnh lò xẻ thịt, lột da rắn ở Indonesia và Việt Nam 1

Nằm ở phía Tây Java, Indonesia, ngôi làng Kapetakan chính là “địa bàn” của ông trùm rắn Indonesia - Wakira.

Tại đây, ông sở hữu một lò mổ rắn quy mô lớn, chuyên mua bán và chế biến các sản phẩm từ loài bò sát này. Nó là một trong số những nhà máy “sản xuất” rắn bất hợp pháp hoạt động công khai nhất Đông Nam Á.


Cận cảnh lò xẻ thịt, lột da rắn ở Indonesia và Việt Nam 2

Tại Kapetakan, ông Wakira cho xây dựng dây chuyền chế biến rắn từ A-Z: mua rắn, lột da, làm thịt, sản xuất sản phẩm từ da và thịt, bán hàng.

Trong đó, phần lớn nhân công được thuê là người địa phương. Nhiệm vụ chủ yếu của họ là lùng sục, bắt rắn từ ngoài thiên nhiên đem về bán cho xưởng của ông chủ.


Cận cảnh lò xẻ thịt, lột da rắn ở Indonesia và Việt Nam 3

Rắn được bắt về hầu hết từ 3 - 4 năm tuổi. Tại nhà máy, công nhân nhanh chóng tiến hành lột da chúng theo phương pháp thủ công bằng dao và gậy.

Da rắn thu sẽ được đem đi hong khô gần lò lửa, sau đó căng ra, nhuộm màu tùy theo sản phẩm và phơi khô dưới ánh Mặt trời.


Cận cảnh lò xẻ thịt, lột da rắn ở Indonesia và Việt Nam 4

Rắn bị lột da xong sẽ bị bỏ đói trong vòng 2-3 ngày cho đến chết. Thịt chúng được vệ sinh cẩn thận, đóng hộp và đem bán cho thương lái.

Người ta đồn rằng, thịt rắn có thể chữa được bệnh hen suyễn cũng như là thuốc bổ thận, tráng dương cho phái mạnh.


Cận cảnh lò xẻ thịt, lột da rắn ở Indonesia và Việt Nam 5

Da rắn sau khi được nhuộm màu sẽ bước vào công đoạn hoàn thiện: may thành túi xách, ví, thắt lưng da, giầy dép… Chỉ có khoảng 10 công nhân chuyên nghiệp đảm đương nhiệm vụ này.

Trung bình, một túi xách được may từ da của 2-3 con rắn. Giá trị bán tại xưởng của Wakira là khoảng 15 - 30 USD/sản phẩm (tương đương 300 - 600.000 VND).


Cận cảnh lò xẻ thịt, lột da rắn ở Indonesia và Việt Nam 6

Khách hàng của Wakira chủ yếu là các thương lái phương Tây. Sản phẩm da rắn của ông sẽ được xuất khẩu sang các thị trường khác nhau như EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản. 


Cận cảnh lò xẻ thịt, lột da rắn ở Indonesia và Việt Nam 7

Theo thống kê, EU là nơi tiếp nhận 3,4 triệu da rắn từ năm 2000 - 2005. Trong đó, Italy đứng đầu thế giới về nhu cầu tiêu thụ da rắn nói riêng cũng như da bò sát nói chung.

Tại đây, một túi xách da rắn có thể lên tới giá 4.000 USD (hơn 80 triệu VND). Nhưng câu hỏi được đặt ra là không biết bao nhiêu động vật đã chết chỉ vì sự xa hoa của loài người?

Tới làng nghề rắn lâu đời ở đất Việt…

Cận cảnh lò xẻ thịt, lột da rắn ở Indonesia và Việt Nam 8

Lệ Mật là một làng quê thuộc xã Việt Hưng, Gia Lâm, cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 7km về phía Đông Bắc. Làng Lệ Mật là cái tên gắn liền với cụm từ “nuôi rắn”.

Đây là một làng nghề truyền thống của dân tộc Việt, nơi người dân trong làng từ khi sinh ra đã có “máu” chăn rắn. Tương truyền, làng được lập từ thời vua Lý Nhân Tông (1066 - 1127), gắn với truyền thuyết dân gian chàng trai họ Hoàng giết rắn thủy quái cứu công chúa.


Cận cảnh lò xẻ thịt, lột da rắn ở Indonesia và Việt Nam 9

Làng Lệ Mật nổi tiếng gần xa vì hầu như ai ai trong làng cũng có tài bắt, nuôi rắn kiếm sống. Tuy nhiên, hoàn toàn khác so với hoạt động phi pháp bắt rắn tự nhiên ở Indonesia, làng rắn Việt Nam chủ yếu là chế biến rắn nuôi, vừa đem lại nguồn lợi kinh tế, vừa bảo vệ phần nào số lượng loài sinh vật này ngoài tự nhiên.


Cận cảnh lò xẻ thịt, lột da rắn ở Indonesia và Việt Nam 10

Cận cảnh lò xẻ thịt, lột da rắn ở Indonesia và Việt Nam 11

Rắn được nuôi ở đây nhiều loại vô kể, trong đó nổi tiếng là hổ mang chúa. Chúng được nuôi nhốt trong các hầm bê-tông thiết kế chuyên biệt.


Cận cảnh lò xẻ thịt, lột da rắn ở Indonesia và Việt Nam 12

Cận cảnh lò xẻ thịt, lột da rắn ở Indonesia và Việt Nam 13

Người làng Lệ Mật dùng rắn để ngâm rượu thuốc, chế biến thành thực phẩm đặc sản để bán. Hiện ở làng có hơn 100 hộ với 370 nhà hàng chuyên rắn, mỗi ngày đón hơn 500 lượt khách trong và ngoài nước.


Cận cảnh lò xẻ thịt, lột da rắn ở Indonesia và Việt Nam 14

Rắn ở Lệ Mật không chỉ giúp người dân mưu sinh, nó còn trở thành một biểu tượng văn hóa. Hàng năm, cứ vào ngày 23 tháng 3 âm lịch, hội làng được tổ chức.

Để tưởng nhớ người sáng lập làng, nhân dân đan tre làm thành một con rắn khổng lồ và tổ chức múa rước quanh làng. Ngoài ra, có rất nhiều các hội thi nhỏ khác về rắn, thu hút rất đông người tham gia.


Cận cảnh lò xẻ thịt, lột da rắn ở Indonesia và Việt Nam 15

Mới đây, chuyên trang National Geographic của Mỹ có đưa tin, nhà nghiên cứu bò sát Zoltan Takacs và nhà Nhân chủng học Môi trường Cave Diver đã tới làng Lệ Mật để tìm hiểu về truyền thống nuôi rắn ở Việt Nam. Ông cho hay, rắn hổ mang ở Việt Nam mang chất kịch độc nhưng có thể được dùng làm thuốc chữa nhiều bệnh hiểm nghèo.


Dưới đây là video của National Geographic nói về trải nghiệm uống rượu rắn tại làng Lệ Mật của phóng viên nước ngoài:


* Bài viết có sử dụng tư liệu tham khảo từ các nguồn: Amusingplanet, The Guardian, National Geographic, Wikipedia...

Bạn có thể xem thêm:

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày