Bạn đã từng thấy các tác phẩm
Typography với lối “biến hóa”, sắp đặt chữ cái đầy sáng tạo và thông minh? Hôm nay chúng ta sẽ cùng thưởng thức loại hình nghệ thuật này qua một series khác.
Hình ảnh chữ O“rụng xuống” khiến ta liên tưởng đến tình huống nhà bác học Issac Newton phát minh ra định luật vạn vật hấp dẫn nhờ quan sát quả táo rơi xuống từ trên cây.
“Ông vua đèn điện” Edison và phát minh tuyệt vời mang ánh sáng điện tới cho toàn nhân loại.
“Thuyết tiến hóa” của Darwin.
Họa sĩ Kapil Bhagat đến từ Mumbai (Ấn Độ) vừa ra mắt một loạt ảnh typographic ấn tượng nhân kỷ niệm ngày Khoa học Quốc gia. Mỗi tác phẩm trong series là tên của một nhà khoa học nổi tiếng được cách điệu khéo léo, gợi liên tưởng đến phát minh của chính nhà khoa học đó.
Chữ A cách điệu thành hình tam giác vuông gợi nhớ đến Định lý Pythagore đã quá quen thuộc với chúng ta qua môn Hình học.
Thuyết nhật tâm của Corpernicus đã bác bỏ lý thuyết từ thời cổ đại cho rằng Trái đất là trung tâm của vũ trụ, đứng yên một chỗ, còn Mặt trời và các hành tinh khác phải quay xung quanh nó.
Archimedes với câu nói nổi tiếng: “Hãy cho tôi một điểm tựa, tôi sẽ nhấc bổng cả Trái đất lên”.
Tác phẩm của Bhagat là sự tôn vinh đối với những cống hiến tuyệt vời của những nhà khoa học, những con người đã không ngừng nỗ lực tìm tòi, thử nghiệm để đưa ra những phát minh, sáng chế làm nền tảng cho sự phát triển của nền văn minh thế giới.
Ngoài các nguyên tắc của Typography, tác phẩm của Bhagat còn độc đáo ở
sự vận dụng phong cách tối giản - Minimalism. Đặc trưng của nó là sự
truyền đạt ý tưởng nhờ việc loại bỏ tất cả những yếu tố không cần thiết,
chỉ giữ lại yếu tố đơn giản nhất nhưng tạo được hiệu ứng cao nhất.
Tên của Galileo Galilei với chữ L “rơi tự do”.
Nikola Tesla với phát minh dòng điện xoay chiều (Chữ T trông giống với ký hiệu tụ điện trong sơ đồ mạch điện).
Phát minh tia Rontgen (tia X) của Wilhelm Rontgen với nhiều ứng dụng trong y học: tìm vật lạ trong cơ thể, phát hiện bệnh bằng cách chụp X-quang, điều trị ung thư... đã cứu sống hàng triệu người.
Einstein với phương trình vật lý nổi tiếng nhất trong lịch sử: Thuyết tương đối E = mc².
Ra đời vào khoảng thập niên 1960 - 1970 ở nước Mỹ, phong cách Minimalism hướng đến sự giản dị đến mức tối đa trong nghệ thuật, cả về nội dung lẫn hình thức.
Từ hội họa, điêu khắc, phong trào nghệ thuật lan rộng sang nhiều loại hình khác như âm nhạc (với các bản nhạc sử dụng ít nốt, nhiều đoạn lặp), thời trang (trang phục với kiểu dáng suông, chỉ có 1 lớp, 1 màu trung tính), nhiếp ảnh (ảnh chân dung đen trắng, nhân vật nhìn trực diện) hay kiến trúc (các tòa nhà nhỏ gọn dạng hình học cơ bản, nội thất chỉ bao gồm những đồ dùng thiết yếu trong gia đình)...
Ngày nay phong cách tối giản được ứng dụng phổ biến trong thiết kế poster quảng cáo. Mời bạn cùng xem một số mẫu poster dưới đây để hiểu thêm về phong cách này.
Thấy Paris là thấy tháp Eiffel.
Chữ I “nghiêng ngả” như Tháp Pisa.
Từ Missing với 2 chữ I “mất tích”.
Chữ A cũng biết “đi bộ”.
Bỏ các nếp nhăn đi thì mới thực sự là "beautiful".
Để xây dựng mối quan hệ bền vững, hãy bỏ “Tôi” và thay bằng “Chúng ta”.
Bạn có thể xem thêm: