Đi tìm học thuyết "ngàn năm" về tiến hóa

Sơn Hải, Theo Mask Online 00:00 20/09/2012

Học thuyết tiến hóa giải thích về mối quan hệ giữa các dạng sinh vật khác nhau trên Trái đất...

Tiến hóa là sự thay đổi về mặt di truyền qua các thế hệ giúp sinh vật thích nghi tốt hơn dưới các tác động của tự nhiên. Một khái niệm tưởng chừng đơn giản, nhưng để tới được chân lý ấy con người đã mất cả ngàn năm.

di-tim-hoc-thuyet-ngan-nam-ve-tien-hoa

Người đầu tiên nghĩ ra việc nghiên cứu tư tưởng tiến hóa là triết gia Anaximander - nhà khoa học lỗi lạc của Hy Lạp, học trò nổi tiếng của Thales. Ông cho rằng, tất cả các sinh vật trong tự nhiên đều chịu tác động của những quy luật riêng, loài nào cố tách ra khỏi quy luật, loài đó sẽ chết. Thế nhưng ông không giải thích được quy luật ấy là gì.


di-tim-hoc-thuyet-ngan-nam-ve-tien-hoa

Aristote là nhà triết học nổi tiếng thứ hai thời cổ đại quan tâm tới tiến hóa. Ông cho rằng, các sinh vật trong tự nhiên là một chuỗi các mắt xích. Các mắt xích đi từ sự chưa hoàn chỉnh tới sự hoàn chỉnh nhất.


di-tim-hoc-thuyet-ngan-nam-ve-tien-hoa
di-tim-hoc-thuyet-ngan-nam-ve-tien-hoa
di-tim-hoc-thuyet-ngan-nam-ve-tien-hoa

Khoa học cổ đại chấm dứt vào cuối thế kỉ thứ V, sau khi đế quốc La Mã sụp đổ. Cả châu Âu rơi vào một thời kỳ đen tối kéo dài tới một ngàn năm. 

Trong thời kỳ này, khoa học hoàn toàn không phát triển, tất cả các vấn đề trong xã hội đều bị nhà thờ kìm hãm. Và tất nhiên, thuyết tiến hóa không có chỗ đứng trong xã hội, mọi lý do hình thành muôn loài đều được giải thích bằng đấng tối cao.


di-tim-hoc-thuyet-ngan-nam-ve-tien-hoa

Tới tận thế kỷ XIV, phong trào Phục Hưng và cuộc cách mạng khoa học đã giúp cho các học thuyết tiến hóa sống lại.


di-tim-hoc-thuyet-ngan-nam-ve-tien-hoa
di-tim-hoc-thuyet-ngan-nam-ve-tien-hoa

Ðến thế kỷ XVIII, nhà thực vật học Carolus Linneaus - người tạo ra hệ thống phận loại hiện đại ngày nay đã đưa ra một kết luận sau nhiều năm nghiên cứu: “Các loài đều có một mối quan hệ với nhau về cấu tạo”. Tuy nhiên ông vẫn giữa nguyên ý kiến thần học: Chúa Trời đã tạo ra tất cả.


di-tim-hoc-thuyet-ngan-nam-ve-tien-hoa

Vào năm 1760, nhà tự nhiên học người Pháp - Buffon đã viết “Lịch sử tự nhiên của muôn loài” - cuốn sách trình bày một cách rõ ràng về khả năng tiến hóa của sinh vật. Buffon đã quan sát xương chi của tất cả các loài động vật có vú ông nhận thấy có sự tương đồng ở nhiều điểm. 

 
di-tim-hoc-thuyet-ngan-nam-ve-tien-hoa

Để giải thích cho những quan sát của mình, Buffon giả thiết rằng xương chi của các động vật có vú có thể đã được thừa hưởng từ một tổ tiên chung. Nhưng được thừa hưởng bằng cách nào thì ông lại không thể trả lời.


di-tim-hoc-thuyet-ngan-nam-ve-tien-hoa

Vào thế kỉ XVIII, Jean baptiste de Lamarck đã đưa ra những kiến thức khá quan trọng. Ông sắp xếp các sinh vật thành các bậc thang. Ở dưới cùng là những sinh vật hiển vi cấu trúc đơn giản, ở trên cùng của bậc thang tiến hóa là các động vật và thực vật phức tạp nhất. 

Sự tiến hóa phát sinh do xu hướng nội tại vươn tới sự hoàn thiện. Khi một sinh vật hoàn thiện, chúng thích nghi ngày càng tốt hơn với môi trường sống. 


di-tim-hoc-thuyet-ngan-nam-ve-tien-hoa

Ông cho rằng, việc sử dụng một cơ quan nào thường xuyên sẽ giúp cơ quan đó biến đổi và loài vật càng tiến hóa hơn. Ví dụ như việc hình thành loài hươu cao cổ: tổ tiên của loài hươu này có cổ ngắn, có xu hướng vươn dài cổ ra để có thể chạm đến những tán lá cây là nguồn thức ăn chính của chúng. 

Sự thường xuyên vươn dài cổ nầy làm cho con cháu của chúng có cổ dài hơn. Vì các cá thể nầy có cổ vươn dài nên thế hệ kế tiếp sẽ có cổ dài hơn. Cứ tiếp tục như thế, mỗi thế hệ có cổ hơi dài hơn thế hệ trước đó.


di-tim-hoc-thuyet-ngan-nam-ve-tien-hoa

Tuy nhiên, học thuyết Lamarck cũng còn rất nhiều điểm thiếu sót. Mãi đến năm 1859, sau khi Chales Darwin đưa ra cuốn sách “Nguồn gốc muôn loài”,  thuyết tiến hóa mới gần như hoàn chỉnh. Để có được cuốn sách vĩ đại như vậy, Darwin đã mất khoảng thời gian 5 năm trời vòng quanh Trái đất trên con thuyền Bendge. 


di-tim-hoc-thuyet-ngan-nam-ve-tien-hoa

Trong chuyến phiêu lưu ấy, ông vô cùng ngạc nhiên trước khả năng sinh sản của muôn loài. Ví như ở loài voi, loài vật mang thai lâu nhất, nếu một đàn voi đẻ liên tục trong vòng 10 năm, nó có thể tạo ra khoảng 19 triệu cá thể. 


di-tim-hoc-thuyet-ngan-nam-ve-tien-hoa
di-tim-hoc-thuyet-ngan-nam-ve-tien-hoa

Tuy sinh đẻ nhiều, nhưng số lượng loài luôn giữ ở mức ổn định vì chúng luôn phải chịu tác động chọn lọc của các nhân tố tự nhiên như: môi trường, thức ăn, các loài vật thù địch... 

Chỉ có những cá thể mạnh khỏe nhất, thích nghi nhất mới có thể sống sót được. Và một phần những đặc điểm thích nghi ấy có thể di truyền cho thế hệ sau để tạo nên những giống loài ngày càng hoàn chỉnh hơn.


di-tim-hoc-thuyet-ngan-nam-ve-tien-hoa

Thuyết tiến hóa của Darwin đã lý giải một cách trọn vẹn nhất, vạn vật được hình thành là do một quá trình lâu dài của tự nhiên chứ không phải là do một thế lực siêu nhiên nào tác động cả.