Twitter thuê vệ tinh phát sóng |
Ở những nơi trạm phát sóng điện thoại dễ bị đánh sập bởi thời tiết, động đất hoặc các cuộc tấn công quân sự, mạng vệ tinh thường ổn định hơn. Theo tuyên bố được đưa ra hôm thứ 9/2, Twitter đã hợp tác với 2 nhà cung cấp vệ tinh lớn nhất thế giới là Iridium và Thuraya, nhằm giúp những người sử dụng dịch vụ Twitter SMS có thể truy cập mạng xã hội này trên toàn thế giới thông qua vệ tinh.
“Giờ đây, thậm chí cả khi đường dây điện thoại và internet đều không thể truy cập vào được – ví dụ, trong vùng xảy ra chiến tranh hay thảm họa – mọi người vẫn có thể chia sẻ tin tức thông qua Twitter”.
Twitter SMS được xây dựng trên nền tảng của tin nhắn văn bản truyền thống. Người sử dụng có thể đăng tải những chia sẻ cá nhân của mình lên mạng xã hội này chỉ bằng cách gửi nội dung đó qua tin nhắn tới Twitter theo mã số của từng nước.
(Nguồn tham khảo: Bee)
Biến gián thành tế bào nhiên liệu |
Đội ngũ chuyên gia của Đại học Case Western Reserve (Mỹ) đã khai thác được hệ thống trao đổi chất ở gián để chuyển hóa thành dòng điện. Theo website Columbus Dispatch, điểm thú vị trong cuộc nghiên cứu do các chuyên gia Michelle Rasmussen và Daniel Scherson dẫn đầu là họ tận dụng quá trình trao đổi chất ở gián để sản sinh ra dòng điện.
Khi gián ăn, nó sản sinh ra một loại đường gọi là trehalose. Sau đó, haemolymph, một nhóm enzyme có trong máu của gián, sẽ đảm nhiệm việc hòa tan đường trehalose.
Cần phải mất vài công đoạn nữa mới hoàn tất việc chuyển đường thành thực phẩm, và đến bước cuối cùng, electron sẽ được sản sinh. Khi gắn dây điện vào gián, các chuyên gia có thể khai thác electron để chuyển hóa thành dòng điện.
Dù công suất không cao, nhưng nghiên cứu của Đại học Case Western Reserve đóng vai trò là chứng minh khái niệm cho thấy có thể dùng cơ thể gián cung cấp năng lượng cho các thiết bị nhỏ, như cảm biến và microphone ở những nơi các nguồn năng lượng khác không thể tiếp cận.
Trong trường hợp có ai đó lo ngại hành động câu dây lên cơ thể gián có thể làm chúng khó chịu, đây không phải là một vấn đề vì gián không có mạch máu. Chúng có hệ tuần hoàn mở.
Trehalose hiện diện trong hệ thống tuần hoàn của nhiều côn trùng, và một số loài có hàm lượng đường cao hơn cả gián. Trước đó, một nhóm nghiên cứu của Đại học Michigan đã sử dụng vật liệu áp điện nhằm khai thác chuyển động đập cánh khi bay ở bọ cánh cứng.
(Nguồn tham khảo: Khoahoc)
Nghiên cứu tại sao ngựa vằn lại có... vằn? |
Tại sao cơ thể ngựa vằn lại phát triển các hàng sọc đen và trắng đặc trưng đã trở thành chủ đề tranh luận sôi nổi trong giới khoa học từ nhiều thập kỷ qua. Và mãi cho tới gần đây, một nhóm các nhà nghiên cứu đến từ Hungary và Thụy Điển mới có thể trả lời được câu hỏi này.
Báo cáo của họ được đăng tải trên Tạp chí Sinh học thực nghiệm cho thấy đặc điểm trên cơ thể loài ngựa vằn giúp chúng có thể tránh xa nhiều loài côn trùng chuyên đi hút máu, thậm chí cả ruồi.
Chìa khóa dẫn đến khả năng đặc biệt này nằm ở chính những hàng sọc phản chiếu ánh sáng.“Chúng tôi đã tiến hành xem xét trên các nhóm ngựa màu đen, nâu và trắng”, Susanne Akesson đến từ Đại học Lund, một thành viên trong nhóm nghiên cứu quốc tế, cho biết.
“Ở nhóm ngựa đen và nâu (nói chung là những con ngựa màu tối), các chuyên gia nhận thấy cơ thể chúng phát ra ánh sáng dao động theo chiều ngang”, cô nói.
Hiệu ứng này biến chúng trở thành “miếng mồi” hấp dẫn các loài côn trùng. Bởi vì thứ ánh sáng đó khi đi vào sóng mắt của một con vật đang đói thì sẽ di chuyển dọc theo mặt phẳng nằm ngang, giống như một con rắn đang trườn dưới mặt sàn bằng phẳng. Trong khi đó, nhóm chuyên gia nhận thấy nhiều loài côn trùng biết bay trong đó có ruồi trâu luôn bị thu hút bởi những sóng ánh sáng “phẳng”.
Sau khi phát hiện ra sở thích đặc biệt này, họ liền hướng sự quan tâm đến nhóm ngựa vằn. Họ đã đặt một số tấm bảng mô tả ngựa đen, ngựa trắng và ngựa sọc với chiều rộng khác nhau tại các cánh đồng của một trang trại ngựa ở vùng nông thôn Hungary.
“Chúng tôi đã bôi một chất keo dính lên mỗi tấm bảng. Nó giúp chúng tôi có thể biết được số lượng côn trùng bị dính vào đó”, Akesson giải thích. “Kết quả cho thấy trên tấm bảng sọc mô tả bộ lông của ngựa vằn, số côn trùng bị thu hút vào đó là rất ít, thậm chí còn ít hơn so với các tấm bảng trắng – tấm bảng phản chiếu ánh sáng không bị phân cực”, Tiến sĩ Akesson chia sẻ. “Trong mô hình sọc, vẫn có những vùng tối phản chiếu ánh sáng dao động theo chiều ngang nhưng rất hẹp. Có lẽ đây là nguyên nhân khiến chúng kém hấp dẫn trong mắt các loài côn trùng”.
Giáo sư Matthew Cobb, nhà sinh học tiến hóa tại Đại học Manchester nhận định rằng thí nghiệm này khá “chặt chẽ và thú vị”, tuy nhiên vẫn không loại trừ các giả thuyết khác về nguồn gốc của các sọc trên cơ thể ngựa vằn.
(Nguồn tham khảo: Dailymail, Đất Việt)
Tìm thấy tác phẩm nghệ thuật lâu đời nhất thế giới |
Tác phẩm nghệ thuật lâu đời nhất thế giới được tìm thấy trong hang động Nerja ở Costa del Sol, Tây Ban Nha có tuổi đời 42.000 năm. Tác phẩm này đã phá vỡ kỷ lục lâu đời nhất thế giới của bức tranh 32.000 năm tuổi trong các hang động Chauvet ở miền Nam nước Pháp.
Hang động Nerja được phát hiện vào năm 1959.
Các chuyên gia cho rằng 6 bức tranh con dấu 42.000 năm tuổi được tạo bởi người Neanderthal, bức vẽ mô tả việc khám phá sự nổ tung của một sự vật. Người Neanderthal, được các chuyên gia mô tả có hình dạng như khỉ, đã tuyệt chủng cách đây 30.000 năm, trong đó thành tựu nổi bật của họ chỉ là công cụ đá lửa.
Tác phẩm nghệ thuật - bức tranh lâu đời nhất thế giới. (Ảnh: Dailymail)
Ông Antonio Garrido, phụ trách bảo tồn các hang động, cho biết: “Những bức tranh này đã làm cuộc cách mạng để chúng ta hiểu biết chính xác về người Neanderthal. Họ không chỉ để lại đồ gốm, xương, công cụ mà còn cho mọi người thấy họ biết nhiều thứ”.
(Nguồn tham khảo: Dailymail, Tin 180)
Phát hiện chi tiết của một ngôi sao lùn thiên hà |
Lần đầu tiên các nhà thiên văn học đã chụp hình ảnh có nhiều chi tiết của một ngôi sao lùn thiên hà. Các thiên hà nhỏ chưa được xác nhận trước đây bởi vì nó rất mờ nhạt. Ngôi sao lùn gần đó, thiên hà NGC 4449, trong chòm sao Canes Venatici, tươi sáng hơn khoảng 50 lần.
Gần đây, Romanowsky – nhà thiên văn học và các đồng nghiệp quyết định theo dõi bằng cách chụp hình ảnh chi tiết hơn về các thiên hà lùn và dấu vết mờ mờ lân cận. Kết quả là: "Chúng tôi đã nhận hình ảnh tuyệt vời này, nơi chúng tôi thực sự có thể thấy những ngôi sao cá nhân của các thiên hà" bị nuốt chửng bởi một trong những ngôi sao lớn hơn.
Các hình ảnh rõ ràng cho thấy một vầng hào quang của ngôi sao nằm rải rác xung quanh thiên hà lớn hơn, được tạo ra như là đối tác nhỏ hơn của nó được chia nhỏ để sáp nhập. "Các thiên hà lớn nên ăn thiên hà nhỏ hơn, và các thiên hà nhỏ hơn nên ăn ngay cả các thiên hà giống như nhỏ hơn con búp bê Nga", Romanowsky nói.
Phát hiện này cũng có thể giải thích lý do tại sao NGC 4449 là một ngôi sao hình thành khu vực hoạt động: Các thiên hà nhỏ hơn đang quay quanh một thiên hà lớn hơn trong quỹ đạo hình elip, giống như một sao chổi quay quanh một ngôi sao.
(Nguồn tham khảo: Daily news)