Theo số liệu từ Tổng cục thống kê, tính đến tháng 7 cả nước ta xảy ra gần 13000 vụ
tai nạn giao thông, khiến 5167 người chết và hơn 12.000 người bị thương. Trung bình, mỗi ngày có tới 61 vụ tai nạn giao thông xảy ra trên phạm vi toàn quốc.
Thế nhưng, "Đang vội quá, vượt luôn!", "Không tiện tay!", "Đội mũ sẽ hỏng tóc mất!"... - chúng ta vẫn luôn viện những lý do "trời ơi đất hỡi" để bào chữa cho mỗi lần vượt đèn đỏ, không đội mũ bảo hiểm, không thắt dây an toàn...
Và bạn biết không, tôi tin chắc rằng sau khi đọc và xem những video dưới đây bạn sẽ suy nghĩ lại về vấn đề này. Nên nhớ, đừng bao giờ vì "nhanh vài giây, nhưng chậm cả cuộc đời".
1. Vì sao bạn cần đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe máy?Mũ bảo hiểm đã được chứng minh giúp giảm khả năng chấn thương nặng do tai nạn giao thông tới 69% và giảm khả năng tử vong tới 42% (theo số liệu từ CDSR - Cochrane Database of Systematic Reviews).
Và bạn vẫn tự tin vào khả năng cầm lái của mình. Nên nhớ rằng, ngay cả những người chấp hành nghiêm chỉnh luật lệ giao thông nhất cũng có lúc gặp phải "tai bay vạ gió" khi đang đi trên đường. Vì thế,
xin hãy đội mũ bảo hiểm, vì những người bạn yêu thương nhất.
2. Vì sao bạn không nên vượt đèn đỏ?
Ở Mỹ vượt đèn đỏ là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tai nạn giao thông, hàng năm xe vượt đèn đỏ dẫn đến 1.000 cái chết đáng tiếc và khoảng 90.000 trường hợp thương tật. Nói ngắn gọn, đây là vấn đề nghiêm trọng.
Một số người vượt đèn đỏ do bị phân tâm khi lái xe, không trông thấy đèn đỏ. Nhưng đáng trách nhất là những người biện minh cho mình vì lý do vội vàng. Họ tự cho rằng thời gian của mình là quan trọng hơn sinh mạng của người khác.
Ở Việt Nam người điều khiển phương tiện ô tô sẽ bị phạt tiền từ 800.000- 1.200.000 đồng với hành vi vượt đèn đỏ, đồng thời có thể bị tịch thu giấy phép lái xe 30 ngày.
"Nhanh một giây - chậm một đời".
3. Vì sao bạn không nên nhắn tin khi đang điều khiển giao thông?Theo một số thống kê, Việt Nam nằm trong top những nước sử dụng smartphone nhiều nhất châu Á kể từ năm 2013. Tuy nhiên, điều này cũng kéo theo một số hệ luỵ, đặc biệt là việc sử dụng điện thoại để nhắn tin khi tham gia giao thông.
Nếu bạn thích nhắn tin, làm ơn đừng lái xe
Một nghiên cứu của Uỷ ban An toàn Giao thông Quốc gia Mỹ (NHTSA) chỉ ra rằng nguy cơ gặp tai nạn do sử dụng điện thoại khi đang điều khiển xe trên đường tăng đến 23 lần. Trong khi đó, xét về khía cạnh các nguyên nhân gây tai nạn, sự mất tập trung chiếm đến 65%.
Và bạn cũng nên nhớ rằng, việc mất tập trung khi lái xe không những gây nguy hiểm cho bản thân, mà còn có thể khiến những người xung quanh bạn phải trả giá bằng cả tính mạng của họ.
4. Vì sao bạn nên kiểm soát tốc độ khi đi trên đường? Sự thật là không ai có thể biết trước được điều gì sắp xảy đến. Bạn thấy đường vắng và tăng tốc nhưng chỉ cần một chút bất cẩn của người khác, bạn có thể phải trả giá bằng cả mạng sống.
Bạn có nghĩ rằng, đôi lúc chỉ cần đi chậm lại một chút, bạn có thể đã cho người kia cơ hội để làm lại cả cuộc đời, giống như thông điệp video dưới đây muốn truyền đạt.
Xin hãy kiểm soát tốc độ, vì ai cũng có thể phạm sai lầm
5. Vì sao bạn cần phải thắt dây an toàn ở trên xe ô tô?Phần đông các lái xe, hoặc vì quá tự tin vào bản thân hoặc vì... lười nên thường bỏ qua một bước rất quan trọng khi lên xe: thắt dây an toàn.
Tuy nhiên theo các chuyên gia, nếu một người nặng 70kg, lái xe với tốc độ 70km/h, thì khi va chạm sẽ phải chịu một lực va đập lên tới... 3 tấn.
Nếu tăng tốc độ lên 80km/h, con số này sẽ rơi vào khoảng 9 tấn. Đó chắc chắn là bản án tử hình mà người lái xe tự ký cho bản thân kể từ khi họ
không cài dây an toàn khi lái xe.
Ở Việt Nam, việc không thắt dây an toàn khi điều khiển ô tô sẽ chỉ bị phạt ở mức từ 100.000 - 200.000 VND. Theo thống kê của một số nước tiên tiến trên thế giới như Thuỵ Sĩ, từ khi Luật bắt buộc thắt dây an toàn khi lái xe được áp dụng đã làm giảm số thương vong nặng trong các vụ tai nạn xuống 3 lần. Các chuyên gia tại Nhật Bản cho biết, 75 trong 100 trường hợp, dây an toàn sẽ cứu người lái xe khỏi lưỡi hái Tử thần khi bị va chạm mạnh.
Và nếu vẫn chưa thực sự "thông não", video dưới đây sẽ giúp bạn hiểu được rằng:
"Trong cuộc sống, sẽ không có cơ hội thứ hai cho bạn đâu".
Nguồn: Muhammad Usman Faruqi Channel, NZTransportAgency, Cổng thông tin điện tử Giao thông vận tải