5 loài vật “không chồng mà chửa, đẻ con sòn sòn"

Bích Đào, Theo Mask Online 00:01 21/02/2013
Chia sẻ

Thằn lằn lưỡng tính, luân trùng Bdelloid, rệp vừng...

Thế giới động vật vô cùng đa dạng và phong phú, ít ai biết rằng, có những loài động vật có thể tự sinh sản mà không cần người bạn đời để duy trì giống nòi.

1. Thằn lằn lưỡng tính - tự nhân bản chính mình

Không chỉ có thể tự tái tạo phần đuôi của mình, loài thằn lằn trinh nữ Whiptail (thuộc chi Cnemidophorus) có một "mánh" khác trong việc duy trì nòi giống: tự nhân bản chính mình.

5 loài vật “không chồng mà chửa, đẻ con sòn sòn" 1

Trên thực tế, loài thằn lằn này chỉ tồn tại con cái và sinh sản bằng phương pháp thụ thai đơn tính - tức là trứng của loài này không cần qua thụ tinh, mà phát triển luôn thành cá thể mới.

5 loài vật “không chồng mà chửa, đẻ con sòn sòn" 2

Mặc dù việc giao phối có vẻ như không cần thiết và vô ích nhưng thằn lằn vẫn cố gắng “yêu”. Thông thường, một trong số các con cái sẽ bắt đầu hành động giống như một con đực, tìm cách giao cấu với một con cái khác. Hành vi này có thể xem là một dạng thức không hoàn hảo, rơi rớt lại từ bản năng giao phối của tổ tiên chúng.

2. Luân trùng Bdelloid - "nữ hoàng" của cuộc sống độc thân

Luân trùng (trùng bánh xe) là những động vật khoang giả, có chiều dài từ 0,1 – 0,5mm, sống phổ biến trong các khu vực nước ngọt. Những con luân trùng Bdelloid đã sống sót hơn 80 triệu năm mà không cần tình dục và chưa có một con đực nào của loài này được phát hiện.

5 loài vật “không chồng mà chửa, đẻ con sòn sòn" 3

5 loài vật “không chồng mà chửa, đẻ con sòn sòn" 4

Luân trùng lấy những gene xung quanh đã bị bỏ đi để ghép vào cơ thể của mình. Chúng gắn các gene này vào đầu bộ gene và truyền cho những đứa con nhân bản của mình. Sự đa dạng về gene này đã giúp loài luân trùng chiến thắng trong cuộc đua tiến hóa.

5 loài vật “không chồng mà chửa, đẻ con sòn sòn" 5

Luân trùng còn có khả năng sống sót trong các môi trường đặc biệt khó khăn như hoàn toàn bất động. Sau một vài tháng hay thậm chí vài năm, khi môi trường xung quanh trở nên thuận lợi hơn, chúng sẽ “sống lại”.

3. Cá mập - “cỗ máy chết chóc” tự nhân bản

Sự thụ thai đơn tính cũng được tìm thấy ở một số loài cá mập, mặc dù những “đứa con” được sinh ra bằng phương pháp này thường có vòng đời khá ngắn.

5 loài vật “không chồng mà chửa, đẻ con sòn sòn" 6

Sau khi quan sát sự thụ thai đơn tính ở loài cá mập búa trong điều kiện nuôi nhốt, các nhà khoa học ở Viện Hải dương học Belle Isle đã thử nghiệm với loài cá mập tre đốm trắng và thành công.

5 loài vật “không chồng mà chửa, đẻ con sòn sòn" 7

Một số nhà nghiên cứu đặt giả thuyết, chính khả năng thụ thai đơn tính này đã giúp cá mập trở thành một trong những loài động vật sống lâu trên Trái đất.

4. Rệp vừng - không khao khát tình dục

Những con rệp vừng cái có khả năng tự nhân bản bằng cách tạo ra 100 bản sao mang toàn bộ ADN của mình và không bị xáo trộn bởi những gene khác.

5 loài vật “không chồng mà chửa, đẻ con sòn sòn" 8

Những đứa con của rệp vừng có vòng đời đến 40 ngày và chúng cũng tạo ra những bản sao của riêng mình. Sau quãng thời gian ngắn của mùa hè, một con rệp vừng đủ sức “sáng chế” được cả đoàn quân.

5 loài vật “không chồng mà chửa, đẻ con sòn sòn" 9

Trong thời tiết lạnh hơn, những con rệp này bắt đầu tạo ra bản sao giống hệt con mẹ. Tuy nhiên, chúng cũng có kết đôi với một con đực mỗi năm để làm sạch “bảng vi khuẩn” của mình bằng cách chọn lấy một đoàn vi khuẩn của con đực và trao đổi qua đường tình dục.

5 loài vật “không chồng mà chửa, đẻ con sòn sòn" 10

Những con vi khuẩn này thực sự tốt cho rệp. Chúng bảo vệ rệp vừng khỏi các loài kí sinh trùng, cho phép ăn những loài thực vật khác nhau và chịu được nhiệt độ cao.

5. Sao biển - tự nhân đôi bằng bộ phận cơ thể

Một số loài sao biển sử dụng hình thức sinh sản vô tính phân mảnh như việc sinh sản chính của mình.

5 loài vật “không chồng mà chửa, đẻ con sòn sòn" 11

Không giống như một số loài động vật thân mềm có thể tái sinh bằng bất cứ bộ phận nào, khả năng tái tạo của sao biển có chút ít ấn tượng hơn.

5 loài vật “không chồng mà chửa, đẻ con sòn sòn" 12

Chúng chỉ có thể tự tái tạo từ các “cánh tay” nếu những “cánh tay” này gắn liền với một phần “chiếc đĩa trung tâm”. Ở một số loài, “cánh tay” tự động tách ra và phát triển thành một cá thể mới có đặc tính di truyền giống hệt bản thể cũ.


Bạn có thể xem thêm:
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày