3 lý do chứng minh "ngồi lê đôi mách" không phải là tính xấu

Minh Khánh, Theo Trí Thức Trẻ 00:00 15/11/2015
Chia sẻ

Các bạn có công nhận những câu chuyện nói xấu sau lưng người khác luôn rất... "kích thích" không?

Nếu trong lớp của bạn có một học sinh giỏi toàn diện, hay tại nơi làm việc có một nhân viên thăng tiến nhanh thì hẳn ngoài những lời khen ngợi về tài năng của họ, bạn sẽ luôn nghe thấy những lời bàn tán như “cũng thường thôi”, “có gì ghê gớm”, “thật là biết cách nịnh sếp”…

Có lẽ ai cũng biết buôn chuyện là không tốt và không ai muốn mình trở thành người “xấu bụng” trong mắt mọi người. Nhưng nghĩ vậy thôi, chúng ta vẫn luôn có xu hướng thích thú tận hưởng niềm vui khi bàn tán về người khác.

Vậy tại sao nhiều người, hay đôi lúc cả chính bạn, lại cảm thấy thích thú khi nói xấu sau lưng người khác? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các nguyên nhân dẫn đến hành vi này.

1. Một cách dễ dàng để tạo ra liên kết xã hội

Nhà tâm lý học xã hội người Pháp Laurent Bègue khẳng định, khoảng 60% cuộc đối thoại của những người trưởng thành là về những người không có mặt tại đó và hầu hết đều mang tính phán xét.

H2-2ba25

Đó là bởi những cuộc nói chuyện như vậy giúp xây dựng những mối liên kết trong xã hội, trong đó việc chia sẻ những điều tiêu cực tạo ra liên kết mạnh mẽ hơn những điều tích cực.

Theo các chuyên gia, khi hai người không quen biết gặp nhau, họ sẽ dễ trở nên gần gũi hơn nếu nói một điều gì đó về người thứ ba hơn là về những điều tốt đẹp của chính mình. Những lời nói này thường mang tính tiêu cực, vì những tin xấu về một người sẽ luôn mang tính kích thích, ly kỳ, dễ kéo dài câu chuyện.

H1-2ba25

Hơn nữa, khi nói xấu thì chính người nói cũng có nguy cơ bị xem là “xấu bụng”. Nhưng đồng thời, việc này lại thể hiện sự tin tưởng của họ vào người đang nói chuyện cùng, và từ đó khuyến khích đối phương chia sẻ thêm về những bí mật “động trời” khác.

2. Tạo lập nhóm dễ hơn

Những tin đồn xấu còn góp phần vào việc thiết lập các chuẩn mực trong một nhóm. Đó là vì các nhóm hiện ra những điều được xem là đáng xấu hổ, nhằm thuyết phục người mới phải hành xử sao cho phù hợp với nhóm mà họ tham gia.

H3-2ba25

Thêm vào đó, nhà nhân chủng học người Anh - Robin Dunbar lí luận rằng việc tạo ra tin đồn là một yếu tố tiến hóa quan trọng trong sự phát triển của não bộ. Theo đó, ngôn ngữ xuất hiện một phần là do nhu cầu cần phát tán tin đồn trong cộng đồng một cách hiệu quả nhất.

Ngoài ra, tin đồn cho phép chúng ta bàn về những cá nhân hiện không có mặt, hay cho những người khác trong cộng đồng biết về những người mà họ chưa bao giờ nhìn thấy. Đó cũng là lý do khiến nhiều người thích thành lập nhóm để nắm bắt tình hình xung quanh.

3. Nói xấu là để trấn an bản thân

Mỗi người chúng ta đều có xu hướng tự so sánh bản thân với những người xung quanh, và khi chứng kiến cảnh người khác tài giỏi hơn, vỏ não vành trước (anterior cingulate cortex) sẽ kích hoạt, tạo ra một cảm giác nhói đau, hay còn gọi là ghen tị.

151114gossip02-a95a4

Theo nhà tâm lý học Virginie Megglé (Pháp), một trong những cách đơn giản nhất mà nhiều người sử dụng để nâng cao giá trị bản thân trong mắt người khác là tung ra những tin đồn xấu nhằm làm giảm đi giá trị của những ai khác biệt với mình.

H5-2ba25

Bác sĩ tâm thần người Pháp - Frédéric Fanget cũng đồng tình với điều này. Ông lí giải rằng, nói xấu người khác là một cách gián tiếp để bạn nói tốt về mình. Khi làm cho người khác trở nên kém tài giỏi hay hấp dẫn đi, bạn đồng thời tự trấn an về khuyết điểm của bản thân và cho thấy “ta đây” cũng đâu thua kém ai.

Ngoài ra, còn có một hình thức tự trấn an khác của việc tung tin đồn xấu mà theo như nhà phân tâm học Megglé là nhằm mục đích gán lỗi lầm mà chúng ta cố gắng phủ nhận cho người khác.

Làm gì để giải thoát khỏi thói quen "ngồi lê đôi mách"

Nói xấu đúng là có mang đến những lợi ích nhất thời, tuy nhiên về lâu dài hành vi này sẽ gây tổn hại đến danh dự của người bị tung tin. Và không chỉ vậy, người nghe câu chuyện cũng có thể cảm thấy khó chịu hay ngờ vực và nếu như bạn bị phát hiện đang nói không đúng sự thật thì hoàn toàn có thể nhận lại những tác dụng ngược về mình.

151114gossip03-a95a4

Cách thức tốt hơn để bạn có được điều mình muốn mà không cần nói xấu người khác là dừng cảm giác xem mình như nạn nhân, thay vào đó hãy đầu tư thời gian vào những hoạt động giúp bạn hoàn thiện bản thân.

 Nguồn: Psychologies, Sowhatireallymeant
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày