100 năm tới, con người "đụng" người ngoài hành tinh

Lê Giang, Theo Mask Online 10:28 17/07/2012
Chia sẻ

Cùng các cập nhật: Xét nghiệm HIV tại nhà bằng… nước bọt, phát hiện thêm mộ nghìn tuổi ở Trung Quốc, lật tẩy chuyện "ánh mắt tố cáo người nói dối".


 100 năm tới, con người có thể "đụng" người ngoài hành tinh


Giới khoa học vừa đưa ra dự đoán rằng, con người sẽ có thể gặp gỡ, tiếp cận với người ngoài hành tinh trong vòng 100 năm tới và nhiệm vụ của các chính phủ là cần phải bắt đầu chuẩn bị cho sự “đụng độ” này ngay từ bây giờ - Dailymail đưa tin.

"Chúng ta đã chuẩn bị đến đâu cho sự kiện đó? Liệu chúng ta đã nghĩ về cách tiếp cận họ hay chưa? Liệu chúng ta sẽ nhốt họ vào sở thú? Ăn thịt hay đưa nền dân chủ đến với họ?” - đó là những vấn đề được giới khoa học nêu ra. 

Giới khoa học dự đoán con người sẽ có thể tiếp cận sự sống ngoài hành tinh trong vòng 100 năm tới.

Theo nhà vật lý học hàng đầu Jocelyn Bell Burnell, nhiều khả năng, chúng ta sẽ tìm thấy sự sống ngoài Trái đất tại những hành tinh sỏi đá với bầu khí quyển có carbon dioxide và ozon. 

Mặc dù vậy, bà tin rằng, kể cả khi có phát hiện sự sống ngoài Trái đất, con người vẫn phải chờ cả thập kỷ để có thể “trò chuyện” với người ngoài hành tinh thông qua sóng radio hoặc laser từ Trái đất. 

Lý do là vì không gì có thể di chuyển nhanh hơn vận tốc ánh sáng. Vì thế, lời nhắn của chúng ta sẽ chỉ diễn ra một chiều và mất tới 50 - 100 năm mới đến được chỗ họ.

(Nguồn tham khảo: Dailymail)

Xét nghiệm HIV tại nhà bằng… nước bọt


Sau hàng thập kỷ tranh cãi, Cục Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) Hoa Kỳ đã phê chuẩn cách thử nghiệm mới để ai cũng có thể tự kiểm tra tại nhà xem mình có bị nhiễm virus HIV hay không. 

Phương pháp thử nghiệm này gọi là “OraQuick test” - cho phép người sử dụng tự thực hiện với những thao tác đơn giản, chỉ việc thấm nước bọt của mình vào một dụng cụ và sẽ có kết quả sau từ 20 đến 40 phút.


Các chuyên gia bệnh AIDS đánh giá, đây là “một bước tiến lớn” trong giới khoa học. Tuy nhiên cách thử qua nước bọt tại nhà vẫn có một số trở ngại. 

Bởi ở giai đoạn đầu, (khoảng thời gian kể từ thời điểm virus xâm nhập vào cơ thể đến thời điểm bắt đầu phát triển các kháng thể - có thể kéo dài tới 3 tháng) “OralQuick test” có thể mắc sai lầm và chẩn đoán không chính xác.

Nói cụ thể hơn, trong số 5.000 thực chất không nhiễm HIV thì 1 người có thể không đúng, bị “án oan” (gọi là dương tính giả) và 1 trong số 12 người thực chất đã nhiễm HIV bị bỏ sót (âm tính giả).
(Nguồn tham khảo: Vietnamnet)


Phát hiện thêm mộ nghìn tuổi ở Trung Quốc


Các nhà khảo cổ Trung Quốc mới đây phát hiện một ngôi mộ tồn tại cách đây khoảng 1.100 năm tại thành phố Lạc Dương, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. Ngôi mộ này được trang trí khá chi tiết với những nét vẽ các hình khác nhau trên tường bao quanh (màu đỏ gạch, chia thành từng ô vuông kích thước khác nhau).

Một nhà khảo cổ học đang sao chép các đường nét được vẽ trên tường của ngôi mộ 1.100 tuổi.


Những hình ảnh được sao chép ra giấy bóng.


Bức tường bao quanh khu mộ có màu đỏ gạch.

Các nhà khảo cổ đã dùng giấy bóng áp sát bức tường để in lại những hình ảnh khắc họa trên đó. Bước đầu tìm hiểu, ngôi mộ này được chôn cách đây khoảng 1.100 năm. Tại đó, các nhà khảo cổ còn tìm thấy một số đồng xu được chôn cùng. Các chuyên gia sẽ tiếp tục nghiên cứu lịch sử của ngôi mộ này.

(Nguồn tham khảo: National Geographic)


Lật tẩy chuyện "ánh mắt tố cáo người nói dối"


Trước đây, giả thuyết được đưa ra là khi những người thuận tay phải nhìn sang bên phải, họ có thể đang hình dung ra một sự kiện tưởng tượng hoặc “được dựng lên”. Ngược lại, khi những người này nhìn sang bên trái, họ có thể đang mường tượng lại quá khứ “đã được ghi nhớ”. 

Do đó, khi những người nói dối dựng chuyện, họ có xu hướng nhìn sang bên phải. 

Không có mối liên hệ nào giữa việc nói dối và chuyển động của mắt.

Tuy nhiên, các chuyên gia tại ĐH Edinburgh (Scotland) và ĐH Hertfordshire (Anh) đã tiến hành các thử nghiệm và chỉ ra rằng giả thuyết này là sai. Họ cho rằng, đã đến lúc cần phải loại bỏ phương pháp nhằm phát hiện sự dối trá này.

(Nguồn tham khảo: BBC) 
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày