Robert Falcon Scott (1868 – 1912)
Thuyền trưởng Robert Falcon Scott là một sĩ quan Hải quân Hoàng gia Anh và nhà thám hiểm đã chỉ huy hai cuộc thám hiểm đến vùng Nam Cực. Trong lần thám hiểm thứ hai, Scott đã dẫn đầu một nhóm năm người đến Năm Cực nhưng thấy thật uổng công vì trước họ đã có một đoàn thám hiểm người Na Uy do Roald Amundsen đến trước. Trên hành trình trở về, Scott và bốn người cùng đi với ông đã thiệt mạng do kiệt sức, đói và lạnh.
Ernest Henry Shackleton (1874 – 1922)
Shackleton là nhà thám hiểm người Ireland gốc Anh. Shackleton muốn trở thành người đầu tiên đi bộ băng qua Nam Cực. Tháng 8 năm 1914, Shackleton bắt đầu hành trình từ Anh trên chiếc tàu Eudurance với 29 người khác. Tháng 12, chiếc tàu Endurance tiến tới biển Weddell, thời tiết lúc này rất tồi tệ, băng tuyết ở khắp nơi.
Một tháng sau, con tàu bị kẹt trong băng, họ dùng lương thực dự trữ để chờ băng tan và sống như vậy trong nhiều tháng. Tháng 11/1915, con tàu Endurance bị những tảng băng va vào mạn tàu bị vỡ và chìm vào đại dương. Gần một năm, đoàn thám hiểm chỉ biết ăn thịt chim cánh cụt, hải cẩu và cá voi. Họ sử dụng mỡ gấu để sưởi ấm và nấu ăn.
Shackleton nhận ra rằng họ không thể sống như thế này mãi và quyết định thực hiện một chuyến đi nguy hiểm đến trạm đánh bắt cá voi trên hòn đảo xa xôi phía nam Georgia. Sau nhiều ngày lênh đênh trên biển với nhiều hiểm nguy, họ trở lại đất liền vào tháng 8/1916. Chuyến đi của Shackleton kéo dài đúng hai năm trời.
Roald Admusen (1872 – 1928)
Admunsen có lẽ là một trong những nhà thám hiểm nổi tiếng nhất trong lịch sử. So với chuyến thám hiểm của Scott đầy rẫy những thất bại và khó khăn, thì đoàn thám hiểm Admunsen có vẻ thuận lợi hơn nhiều.
Ông sử dụng những con chó kéo xe thay vì ngựa kéo xe như Scott, cũng như sử dụng các nguồn nhiên liệu dự trữ trong suốt hành trình của mình. Đoàn thám hiểm đến vịnh Cá Voi nằm ở rìa Đông thềm băng Ross vào tháng 1/1911. Ông đã dựng trại trên một tảng băng ngay tại vịnh, nhưng thật không may, trại của Admunsen bị trôi ra biển khi tảng băng này bị vỡ, tất nhiên là tính mạng của nhà thám hiểm đã không thể được bảo toàn.
Amelia Mary Earhart (1897 – 1937)
Earhat là người tiên phong trong ngành hàng không Hoa Kỳ. Bà là người phụ nữ đầu tiên lái máy bay vượt Đại Tây Dương. Tháng 17/3/1937, Earhart cùng Fred Noonan bắt đầu hành trình bay vòng quanh thế giới. Tháng 7/1937 máy bay của họ dự định bay tới đảo Howland ở phía tây nam Honolulu, Hawaii. Nhưng người ta đã không bao giờ thấy chiếc máy bay của Earhart hạ cánh xuống Howland, lần liên lạc thành công cuối cùng cho biết máy bay đang bay phía trên đảo Nukumanu.
Chính phủ Mỹ đã bỏ ra 4 triệu USD để tìm kiếm Earhart nhưng do những nguyên nhân chủ quan và khách quan, cuộc tìm kiếm tốn kém và khó khăn vào bậc nhất trong lịch sử ấy đã không đem lại kết quả.
Donald Crowhurst (1932 – 1969)
Crowhurst là một doanh nhân người Anh và là thủy thủ nghiệp dư đã chết trong cuộc đua thuyền do The Sunday Times tổ chức. Ông gặp nhiều trắc trở trong chuyến đi của mình và sau đó bị tai nạn và chết trên biển. Người ta tìm thấy xác ông trôi dạt một tháng sau khi mất tích.