10 loài thú kỳ lạ từng tồn tại trên Trái đất

Cảnh Hiếu, Theo 10:22 30/08/2010
Chia sẻ

Chúng đều đã bị "cộp dấu" tuyệt chủng! <img src='/Images/EmoticonOng/01.png'>

1. Tyrannosaurus Rex (thằn lằn bạo chúa, thường chỉ gọi là T-rex, tuyệt chủng vào 65 triệu năm về trước)
 
T-rex được cho là một trong những loài động vật ăn thịt trên cạn lớn nhất trên thế giới mọi thời đại. Chúng có chiều dài thân mình tới 12,8m, chiều cao khi đứng thẳng là 6m và nặng 7 tấn. Cũng giống như những loài thằn lằn khác, T-rex là loài động vật ăn thịt hai chân với một hộp sọ to lớn cân bằng bởi một cái đuôi dài nặng nề. So với cặp chân sau vô cùng to lớn và mạnh mẽ thì chi trước của T-rex lại rất nhỏ bé và chúng chỉ có hai ngón chân mà thôi.
 
 
Các hóa thạch của T-rex đã được tìm thấy tại Bắc Mỹ có niên đại lên đến 3 triệu năm. Khoảng 65,5 triệu năm trước đây, T-rex là một trong những loài khủng long cuối cùng còn tồn tại trước khi có sự tuyệt chủng tại kỷ Phấn Trắng thứ ba.
 
 
Hiện nay, đã có hơn 30 mẫu vật của T-rex được xác định, một trong số đó gần như là những bộ xương hoàn chỉnh. Một số nhà nghiên cứu đã phát hiện ra các mô mềm có chất lượng khá tốt. Sự phong phú của những mẫu hóa thạch đó đã trợ giúp cho các nghiên cứu quan trọng trong nhiều khía cạnh của sinh vật học, bao gồm cả lịch sử sinh sống.
 
Lừa vằn: nửa ngựa vằn, nửa ngựa ( tuyệt chủng từ năm 1883)
 
Là một trong những loài động vật đã tuyệt chủng nổi tiếng nhất tại Châu Phi, lừa vằn là một phân loài phụ của giống lừa đồng bằng, giống lừa này từng sinh sống thành những đàn lớn tại tỉnh Cape và bang Orange Free, Nam Phi.
 
 
Chúng thu hút được sự chú ý nhiều hơn so với các loài động vật khác nhờ những vết vằn nổi bật trên một phần của cơ thể. Chúng được phân biệt với loài động vật khác bởi chúng chỉ có vằn ở nửa phía trước của cơ thể mà thôi. Ở phần giữa, các sọc sẽ nhạt dần và tối hơn, khoảng cách giữa các sọc cũng rộng hơn còn phần sau cơ thể thì hoàn toàn là một màu nâu.
 
Lừa vằn đã bị săn bắn "triệt để" để lấy thịt, da. Những con lừa vằn hoang dã cuối cùng cũng đã bị bắn bỏ vào khoảng năm 1870, và cá thể cuối cùng cũng đã qua đời tại vườn thú Artis Magistra Amsterdam vào ngày 12 tháng 8 năm 1883. Do sự nhầm lẫn giữa lừa vằn với các loài ngựa vằn khác nhau, đặc biệt là trong dư luận, thế nên lừa vằn đã bị tuyệt chủng trước khi chúng được công nhận là một loài riêng biệt.
 
3. Thylacine hay hổ Tasmanian (năm tuyệt chủng: 1936)
 
Loài Thylacine được biết đến là loài thú ăn thịt lớn nhất của thời hiện đại. Sống tại Úc và New Guinea, chúng đã tồn tại tới thế kỉ thứ 20. Chúng thường được biết đến với tên gọi Hổ Tasmanian (vì cái lưng vằn của chúng), nhưng tên thông thường là Hổ Tassie (hay Tazzy).
 
 
Loài này đã tuyệt chủng ở Úc vào hàng nghìn năm trước khi có sự định cư của những người Châu Âu. Nhưng vẫn còn một số lượng nhỏ tồn tại trên vùng đảo của Tasmania. Những cuộc đi săn với phần thưởng là số tiền lớn chính là lý do tuyệt chủng của loài này. Nhưng một số ý kiến khác lại cho rằng loài này bị tuyệt chủng có thể là do bệnh tật, sự xâm lấn của con người lên môi trường sống.
 
4. Bò biển Steller ( tuyệt chủng từ năm 1768)
 
Trước đây bò biển đã từng được tìm thấy gần bờ biển Châu Á vào năm 1741 bởi nhà khoa học tự nhiên Georg Steller, một người đã đi ngao du rất nhiều nơi cùng với nhà thám hiểm Vitus Bering. Những con bò biển trưởng thành có độ dài 7,9 mét và nặng tới 3 tấn. Chúng có một số đặc điểm giống với loài hải cẩu, nhưng lại có chân trước chắc mập và một cái đuôi giống với loài cá voi. Theo Steller:Bò biển không bao giờ di chuyển lên bờ biển mà chỉ sinh sống dưới nước".
 
 
Bò biển được cho là tiền thân của loài Dugong (sẽ được giới thiệu sau ) cũng đang ngấp nghé trên bờ tuyệt chủng.
 
 
Chúng có lớp da đen và dày như vỏ cây của những cây sồi già. Đầu của chúng cũng rất nhỏ. Chúng không có răng mà chỉ có hai bộ khung hàm xương màu trắng- một ở trên và một ở dưới. Những mẫu hóa thạch của loài bò biển Steller rất phổ biến ở bờ biển Thái Bình Dương, chạy dài từ Nhật Bản đến vùng biển California.
 
5. Hươu sừng khổng lồ: loài hươu lớn nhất đã từng tồn tại ( đã tuyệt chủng khoảng 7.700 năm trước)
 
Hươu sừng khổng lồ từng sống ở lục địa Á – Âu, từ Iceland đến phía đông của hồ Baikal vào khoảng thời gian 5.700 năm trước công  nguyên hay cách đây 7.700 năm. Loài hươu này nổi tiếng bởi kích thước khổng lồ của chúng ( với chiều cao khoảng 2,1m), đặc biệt những con trưởng thành còn có những tấm gạc rất lớn nặng đến 40kg.
 
 
Nguyên nhân dẫn đến sự tuyệt chủng của chúng cũng chính là ở bộ gạc khổng lồ. Nó khiến các con đực bị hạn chế trong việc di chuyển, kiếm thức ăn.
 
 
6. Loài hổ Caspian ( tuyệt chủng vào năm 1970)
 
Loài hổ Caspian hay còn gọi là hổ Ba Tư, thường sống ở khu vực Iran, Iraq, Thổ Nhĩ Kỳ, Mông Cổ, Kazaghtanm, Caucasus, Tajikistan, Turmenistan và Uzbekistan, cho đến khi chúng bị tuyệt chủng vào những năm 1970.
 
 
Thân hình loài hổ Caspian chắc nịch và dài, cặp chân khỏe mạnh, những chiếc móng vuốt rất lớn. Đôi tai ngắn và nhỏ. Điều đặc biệt là ở phần má của chúng phủ lông dài như râu. Màu sắc của chúng giống như loài hổ Bengal. Con đực rất lớn, nặng khoàng 140 - 240 kg, con cái thì bé hơn, chỉ khoảng 85 - 135 kg. Hiện có những tuyên bố cho rằng loài hổ Caspian này vẫn còn tồn tại và đã xuất hiện trở lại.
 
7. Bò Aurochs (đã tuyệt chủng từ năm 1627)
 
Đây là một trong những loài thú đã tuyệt chủng nổi tiếng nhất châu Âu. Có xuất xứ từ Ấn Độ, khoảng 2 triệu năm trước, loài này nhập cư vào Trung Đông và châu Á, cuối cùng đến châu Âu khoảng 250.000 năm trước.
 

Vào thế kỷ 13, người ta chỉ còn thấy loài bò rừng này ở Ba Lan, Lithuania, Moldavia, Transyvania. Chỉ có các quý tộc và hoàng gia được quyền săn bắn loài này.

Số lượng loài nhanh chóng sụt giảm, và con bò rừng cuối cùng đã chết vào năm 1627 ở Ba Lan. Phần xương sọ của nó được quân đội Thụy Điển quản lý và là tài sản quý giá của thành phố Stockholm.
 
Giống bò Heck.

Có một giống bò gọi là Heck, được cho là hậu duệ của loài bò Aurochs. Tuy nhiên những con bò Heck này không giống hoàn toàn so với tổ tiên của chúng.
 
8. Chim Anca (tuyệt chủng năm 1844)
 
Chim Anca thuộc họ chim cánh cụt, đến từ Đại Tây Dương. Tất nhiên chúng có có bề ngoài giống với những chú chim cánh cụt và cũng không thể bay được. Chúng có chiều cao khoảng 75 cm, nặng khoảng 5 kg. Chúng có phần lưng đen và bụng trắng.
 
 
Các dấu tích cho thấy, chúng từng sống thành bầy rất lớn ở Canada, Greenland, Iceland, Nauy, Ireland, Vương quốc Anh. nạn săn bắn tràn lan cũng đã khiến loài này nói "bye bye".
 
9. Sư tử hang: một trong những loài sư tử lớn nhất (tuyệt chủng 2.000 năm trước)
 
Loài sư tử hang, hay còn gọi là sư tử hang châu Âu được biết đến từ những hóa thạch và các tác phẩm nghệ thuật từ thời tiền sử. Chúng được miêu tả với chiều cao khoảng 1,2 m, dài 2,1m tính cả đuôi, gần giống với kích thước của một con sử tử hiện đại vào loại lớn.
 
 
10. Chim Dodo (tuyệt chủng từ cuối thế kỷ 17)
 
Đây là loài chim không thể bay được, sống trên đảo Mauritius. Có họ hàng với loài bồ câu, chúng cao khoảng 1m, sống và kiếm ăn ở tổ dưới mặt đất.
 
 
Loài chim này tuyệt chủng từ nửa cuối thế kỷ 17 và tất nhiên lại là do nạn săn bắn bừa bãi. Thành ngữ của một số nước đã hình thành những câu như: "Chết như chim dodo" ("as dead as a dodo"), nghĩa là cái chết rõ ràng, không có gì phải suy nghĩ hay "đi theo đường của Dodo" ("to go the way of the dodo") nghĩa là đi vào con đường chết, trở thành dĩ vãng.
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày