Hình vẽ minh họa thủy quái Ichthyosaur khi còn sống.
Trông nó giống cá heo nhưng đáng sợ hơn nhiều. Con trưởng thành thường dài từ 4,5m đến 9m. Xác hóa thạch này rất xưa cũ và chỉ là phần con mồi bỏ lại.
Thi thể thủy quái hóa thạch khai quật được ở Ấn Độ.
Loài cá bò sát Ichthyosaur vốn to lớn và có hàm răng chắc khỏe. Các mẫu hóa thạch loài chủ yếu được tìm thấy ở Bắc Mỹ và châu Âu. Một số mẫu được phát hiện ở Nam Mỹ và châu Úc. Đây là lần đầu tiên khai quật được xác bò sát 150 triệu năm tuổi ở tiểu lục địa.
Sau 1.500 giờ làm việc, các nhà nghiên cứu đã khai quật được gần như toàn bộ thi thể của thủy quái, chỉ thiếu một phần xương sọ và xương đuôi. Có vẻ như mẫu hóa thạch được bảo tồn tốt, còn nguyên hình dạng ban đầu.
Thủy quái có lẽ thuộc họ Ophthalmosauridae của loài Ichthyosaurs sống ở bán cầu Bắc cách đây 152 đến 157 triệu năm.
Một số mẫu hóa thạch Ichthyosaur khác được phát hiện ở Ấn Độ có răng ít hơn hoặc có xương sống rải rác sống cách đây 50 triệu năm, tức là niên đại trẻ hơn khám phá mới.
Vào thời điểm thủy quái chết, phần lớn Ấn Độ bị biển nhiệt đới ấm áp bao phủ, được coi như siêu lục địa cổ Gondwanaland và rồi dần dần tan rã.
Loài Ichthyosaurs dường như sống trên tuyến đường nối Ấn Độ, châu Âu, Madagascar và Nam Mỹ ngày nay.
Giáo sư Kliti Grice và tiến sĩ Chloe Plet thuộc trường ĐH Curtin (Australia), cho rằng: cấu trúc tế bào hóa thạch được tìm thấy trong khúc xương thủy quái Ichthyosaur đầu tiên thuộc kỷ Jura 183 triệu năm tuổi ở Đức, có dấu vết hồng cầu, collagen và cholesterol.
Chúng được giữ nguyên vẹn như hóa thạch được hình thành ở dạng bê tông cacbonat - một quá trình diễn ra ở xác thịt bị mắc kẹt trong môi trường giàu chất hữu cơ với điều kiện oxy thấp.
Mẫu hóa thạch còn cho thấy cách thức sinh vật thở bằng phổi trong bầu khí quyển Trái Đất có chứa ít oxy hơn ngày nay.
Nguồn tin và ảnh: Fox News