Bài viết có tiết lộ nội dung phim!
Kịch bản I Care A Lot: "Muốn tươi cỡ nào?"
Netflix (và đạo diễn): "Nữa!!!!"
Cốt truyện I Care A Lot (tựa Việt: Người Giám Hộ Hoàn Hảo) là màn đấu trí thi gan giữa một bên là nữ siêu bịp chuyên cướp tài sản của người già bằng cách lách luật Marla Grayson ("Gone Girl" Rosamund Pike thủ diễn), một bên là trùm giang hồ thứ thiệt đang ẩn danh để tránh luật - đại ca Roman Lunyov ("Tyrion Lannister" Peter Dinklage nhập vai). Là "con sư tử cái" (trích lời chị đại) chuyên săn mồi, nhưng Marla lại săn nhầm "bà già" của anh Roman.
Trailer chính thức của I Care A Lot (Người Giám Hộ Hoàn Hảo)
Sau rất nhiều phim siêu anh hùng, rồi lại phản anh hùng; I Care A Lot đầy lôi cuốn và đột phá khi theo chân nhân vật chính là một người xấu. Nhấn mạnh, là người xấu, chứ không hề phản anh hùng (anti- hero). Anti-hero dù vị kỷ tới đâu, một khi đã vào phim, hành trình của người đó vẫn gián tiếp có tính chính nghĩa (với khán giả), kèm theo một động cơ nhân văn. Như Deadpool và John Wick trả thù vì tình (yêu chó cũng là tình chứ); hay "Joker" Joaquin Phoenix vẫn là một người cố sống cho tử tế cho đến kết phim. Nhưng ở I Care A Lot, không thể nói động cơ "để giàu tới mức có thể dùng tiền bạc như vũ khí" của Marla là nhân văn và hành trình ức hiếp người già là đáng để ủng hộ. So với Marla, việc bảo vệ mẹ mình của Roman thậm chí còn đậm chất anti-hero hơn. Còn nếu đem so sánh với nhân vật Amy trong Gone Girl, ít ra ta vẫn thấy sự trả thù của Amy là đáng vì cô là người bị phụ bạc. Cái Marla phải chống trả từ Roman chẳng qua là nghiệp do chính tay Marla gây ra. Ngay từ đầu, Marla đã là một kẻ xấu, đến hết phim vẫn là một kẻ xấu, thậm chí còn xấu hơn.
Anti-hero dù vị kỷ tới đâu, một khi đã vào phim, hành trình của người đó vẫn gián tiếp có tính chính nghĩa (với khán giả), kèm theo một động cơ nhân văn. Như Deadpool và John Wick trả thù vì tình; hay "Joker" Joaquin Phoenix vẫn là một người cố sống cho tử tế cho đến kết phim.
AVE
Sáng tạo không đồng nghĩa với rủi ro. Các biên kịch chuyên nghiệp luôn nắm nằm lòng nguyên tắc chính diện phải có cái để khán giả yêu mến hay ít nhất là đồng cảm. Đó là lý do vì sao anti-hero dù vị kỷ đến mấy nhưng luôn có động cơ mang tính nhân văn, mấy ai muốn bỏ ra 90 phút theo dõi một nhân vật mà họ không thể đồng cảm dù chỉ một chút?
Bằng lựa chọn tiết chế động cơ hành động của Marla tới mức phản đạo đức, I Care A Lot chỉ còn đường P.H.Ả.I khiến khán giả thán phục bằng bản lĩnh của nhân vật. Cái bản lĩnh của Marla nằm ở sự cáo già (ai mà chả phục một người thông minh phi thường?) và tính quyết liệt ganh đua tới cùng (không chấp nhận đầu hàng là một đặc tính có sức truyền cảm. Kịch bản phim khai triển đủ tình huống lôi cuốn từ đấu pháp lý trước tòa cho đến những mánh khoé Marla dùng để khống chế đối thủ của mình. Có thể một luật sư hay một người am tường luật pháp sẽ nhìn ra những điều vô lý, nhưng với một khán giả thông thường, tất cả tình tiết đều được bày biện chặt chẽ, khó có gì để bắt giò. Ở mọi màn đối chọi, phim luôn cho Marla trực tiếp đối đầu, từ lời lẽ cho tới vũ lực. Chưa có lúc nào tình tiết cứ thế êm ả trôi qua. Marla có lúc tưởng chừng như đang nắm thế thượng phong, nhưng sau đó lại nhận một đòn từ Roman và mỗi lần lội ngược dòng hay bị tấn công, sự việc lại trở nên trầm trọng hơn, tới mức chí mạng. Diễn biến cốt truyện cũng thể hiện được sự kịch tính một cách thuần thục. Công thức lôi kéo khán giả này chưa bao giờ lỗi thời và nó càng phát huy tác dụng cho một tiền đề nặng đối kháng như I Care A Lot.
Các biên kịch chuyên nghiệp luôn nắm nằm lòng nguyên tắc chính diện phải có cái để khán giả yêu mến hay ít nhất là đồng cảm. Đó là lý do vì sao anti-hero dù vị kỷ đến mấy nhưng luôn có động cơ mang tính nhân văn, mấy ai muốn bỏ ra 90 phút theo dõi một nhân vật mà họ không thể đồng cảm dù chỉ một chút?
AVE
Không cần bàn lối diễn ác nữ sắp thành thương hiệu của Rosamund Pike, và việc đạo diễn để nhiều góc cận và tĩnh để diễn viên được thỏa sức trình diễn với cơ mặt, đặc biệt trong những phân đoạn 1 đối 1 là một quyết định kể chuyện hợp lý. Một phong cách dụng hình mộc dành riêng cho những khoảnh khắc lột tả nội tại, trong một cuốn phim thriller dày diễn biến, với một đề tài điện ảnh gần như hoàn toàn mới lạ, đã giúp cân bằng tính thực và tính giải trí của I Care A Lot. Nếu đạo diễn J Blakeson drama hóa những khoảnh khắc nội tại đó bằng cách đánh sáng điệu đà hay góc máy quá dụng công, sẽ ít ai để tâm tới từng cái trợn mắt, co mày, nhếch mép tạo nên biến chuyển tâm lý trong tích tắc của Rosamund Pike. Mà không chỉ có Pike, cả Peter Dinklage và Dianne Wiest (vai Jennifer Peterson, mẹ của anh trùm Roman) đều có những khoảnh khắc để tỏa sáng về diễn xuất như vậy. Sự mộc mạc này giúp ta tin hơn vào nhân cách nhân vật đang thể hiện, làm nhân vật lôi cuốn hơn.
Việc đạo diễn để nhiều góc cận và tĩnh để diễn viên được thỏa sức trình diễn với cơ mặt, đặc biệt trong những phân đoạn 1 đối 1 là một quyết định kể chuyện hợp lý. Một phong cách dụng hình mộc dành riêng cho những khoảnh khắc lột tả nội tại, trong một cuốn phim thriller dày diễn biến, với một đề tài điện ảnh gần như hoàn toàn mới lạ, đã giúp cân bằng tính thực và tính giải trí của I Care A Lot.
AVE
Dù không tìm thấy điểm gì chính nghĩa hay nhân văn để ủng hộ nhân vật, khán giả cũng không thể rời mắt khỏi màn hình vì sức lôi cuốn của họ. Có thể đây là mục tiêu các nhà làm phim I Care A Lot đã vạch ra từ đầu. Họ biết sự sáng tạo của họ đem lại rủi ro gì và họ phải liều mạng khắc phục điều đó hết mức, không kém gì hành trình gian nan của Marla trên phim.
Dù không tìm thấy điểm gì chính nghĩa hay nhân văn để ủng hộ nhân vật, khán giả cũng không thể rời mắt khỏi màn hình vì sức lôi cuốn của họ.
AVE
Ngoài thể nghiệm mạnh tay trên cho bản chất của chính diện, I Care A Lot cũng có những cách truyền tải tính nữ quyền sáng tạo và điện ảnh hơn, dù không tới mức sâu sắc.
Nếu bạn là một người ủng hộ nữ quyền, bạn còn có thêm lý do cá nhân để thích Marla, một người "chưa biết sợ một thằng đàn ông nào trong đời" và một tay gầy nên cơ nghiệp.
Trong I Care A Lot, nữ nhân không trở thành nữ cường nhân sau khi bị đàn ông xử tệ (như trường hợp "Harley Quinn" của Margot Robbie); phản diện không phải một phụ nữ khác (như trường hợp của Captain Marvel hay Wonder Woman 1984). Phản diện ở đây là một gã lùn, vừa ngụ ý cho sự nhỏ bé của đàn ông trước một nữ nhân như Marla (đặc biệt trong cảnh toàn có cả hai nhân vật), vừa đáp ứng tính hài cho phần thể loại dark comedy của phim. Phim còn có nhiều vai diễn, dù chỉ ở tầm quần chúng đặc biệt thôi, nhưng hiếm khi là phụ nữ ở Hollywood. Như nữ cảnh sát kiêm tình cũ của Fran, nữ sát thủ được Roman thuê để xử lý Marla, vai chủ tiệm nữ trang mà Marla đem kim cương tới định giá. Những công việc thế này trong phim ảnh Mỹ thường là của đàn ông. Và đáng lẽ vai thẩm phán nếu cũng là nữ thì chẳng khác gì full set, nhưng như vậy về mặt nội dung lại chẳng thiên vị quá cho Marla? Thật may những nhà làm phim I Care A Lot chỉ dùng đủ chứ không thừa gia vị nữ quyền này.
Trong I Care a Lot, nữ nhân không trở thành nữ cường nhân sau khi bị đàn ông xử tệ (như trường hợp "Harley Quinn" của Margot Robbie); phản diện không phải một phụ nữ khác (như trường hợp của Captain Marvel hay Wonder Woman 1984). Phản diện ở đây là một gã lùn, vừa ngụ ý cho sự nhỏ bé của đàn ông trước một nữ nhân như Marla.
AVE
Hạn chế của I Care A Lot đáng tiếc lại nằm ở chính cách triển khai diễn biến kịch tính. Mặc dù đó là một phong cách kể chuyện rất hiệu quả, nó lại không có gì đột phá nếu so với câu chuyện phản diện hóa mạnh tay cho nhân vật chính. Kết cục của nhân vật Marla, dù hợp lý và có tính thông điệp, cũng là cách xử lý truyền thống so với tiền đề phản truyền thống của nó. Điểm ấn tượng nhất ở I Care A Lot (nếu không tính đây là màn comeback của Rosamund Pike) thì đó là sự tươi mới trong cách phim đặt vấn đề. Nhưng cái tươi ấy chưa thể liệt vào hàng kinh điển vì cách xử lý và khép lại của phim lại chuẩn cổ điển.
Tính thriller của I Care A Lot không đủ hồi hộp, hay ám ảnh; và tính dark comedy của nó không rõ sự trào phúng nếu đứng cạnh những cái tên sáng giá gần đây như Get Out, Andhadhun, The Favourite hay Parasite. Có nhiều lý do ở đây xuất phát từ việc dụng hình chưa bén (màu sắc khá rực làm giảm độ nặng của không khí phim), diễn biến đấu đá liên tục (lôi cuốn nhưng thiếu lắng đọng), tính hài đen mới nằm ở mức hình thức (chẳng hạn nhân vật trùm giang hồ Roman là một người lùn. Và nếu tính luôn sở thích ăn bánh éclair của hắn thì cái có thể cười chỉ có bấy nhiêu thôi. Chưa kể, những màn lách pháp lý đáng lẽ là mảnh đất màu mỡ để đẩy tính trào phúng xã hội thì chúng vẫn mang cảm giác nghiêm túc hơn là hài hước. Những khía cạnh nghệ thuật còn lại như âm nhạc hay thiết kế mỹ thuật cũng chỉ dừng ở tầm an toàn chuẩn mực.
Tính thriller của I Care A Lot không đủ hồi hộp, hay ám ảnh; và tính dark comedy của nó không rõ sự trào phúng nếu đứng cạnh những cái tên sáng giá gần đây như Get Out, Andhadhun, the Favourite hay Parasite.
AVE
Dù cuốn hút, hấp dẫn nhưng I Care A Lot chỉ đơn giản là dừng ở level một tác phẩm giải trí có điểm đột phá đáng khen nằm ở cách xây dựng một nhân vật chính đột phá. Sự sáng tạo ấy được hiện thực hóa thành công nhờ tài diễn xuất của Rosamund Pike và cách kể chuyện biết cương, biết nhu của J Blakeson. Nhưng phim chưa đi đủ xa khỏi vùng an toàn để đủ thảng thốt như những gì mở đầu đã hứa hẹn.
Những màn lách pháp lý đáng lẽ là mảnh đất màu mỡ để đẩy tính trào phúng xã hội thì chúng vẫn mang cảm giác nghiêm túc hơn là hài hước.
AVE
Nguồn ảnh: Netflix