“Học văn buồn ngủ lắm”? Không phải đâu, chẳng qua là bạn chưa biết cách tiếp thu hiệu quả mà thôi

Quang Vũ, Theo Trí Thức Trẻ 08:00 18/06/2020

Khác với Toán Lý Hóa vốn khô khan, Ngữ Văn được mệnh danh là bộ môn mềm mại và đầy lãng mạn...

Nhờ có Văn học, chúng ta được "xuyên không" về quá khứ, chứng kiến những mối tình của các tài tử - giai nhân như Thúy Kiều – Kim Trọng, Lục Vân Tiên – Kiều Nguyệt Nga. Hay duyên tình của những con người ở đáy xã hội nhưng cũng đầy khát khao và nên thơ như Chí Phèo – Thị Nở.

Văn học cũng giúp chúng ta cảm nhận được những năm tháng đầy hào hùng của dân tộc. Có những cô cậu học trò bình thường không nhớ nổi các sự kiện lịch sử nhưng chỉ cần đọc "Làng" của Kim Lân hay "Đất nước" của Nguyễn Đình Thi thì tinh thần yêu nước lại cuộn trào trong lồng ngực.

Tuy nhiên thích văn là một chuyện, còn học giỏi được hay không lại là chuyện khác.

Học văn khó lắm - nào phải chuyện đùa!

Không ít học sinh chỉ cần cầm quyển sách giáo khoa văn trên tay là hai mí mắt tự động gặp nhau, miệng ngáp ngắn ngáp dài như vừa trải qua một ngày lao động mệt rã rời.

Cuộc đời Chí Phèo khổ thật đấy – điều này thì học trò nào cũng biết! Nhưng nếu hỏi ai khiến đời Chí khổ thì chẳng ít người tự nhiên đi nhầm Bá Kiến sang… lão Hạc. Từng có học sinh viết nhầm trong bài thi rằng Mị bỏ trốn cùng A Sử trong đêm tình mùa xuân, chết thật, tội cho A Phủ quá!

“Học văn buồn ngủ lắm”? Không phải đâu, chẳng qua là bạn chưa biết cách tiếp thu hiệu quả mà thôi - Ảnh 1.

Khai thật đi, bạn có từng như thế này trong giờ học Văn không?(Ảnh: Tuzki Việt Nam)

Vì sao lại thế nhỉ? Có lẽ là bởi mỗi tác phẩm văn học vốn dĩ có quá nhiều điều để nhớ, từ số lượng nhân vật đến bối cảnh lịch sử, cốt truyện, chưa kể cả hoàn cảnh riêng của từng nhân vật. Với những cô cậu học trò có trí nhớ thuộc dạng "não cá vàng" thì thuộc mỗi tên tác giả, tác phẩm thôi đã là kỳ tích rồi chứ mơ mộng gì đến việc phân tích văn dài cả 4, 5 trang giấy như chúng bạn.

Tuy nhiên chuyện gì cũng có cách giải quyết. Thực tế, có một cách vừa học vừa chơi giúp "hội ngại văn" có thể "nuốt trôi" bộ môn này dễ dàng. Đó chính là học văn thông qua những vở kịch dân gian. Đây là hình thức tiếp thu kiến thức không quá mới mẻ nhưng vẫn rất hấp dẫn.

Theo đó, có một mô hình học tập gọi là VAK (Visual Auditory Kinesthetic). Đây là phương pháp học tập nổi tiếng được nghiên cứu bởi các giáo sư và các chuyên gia về lĩnh vực ngôn ngữ lập trình tư duy.

Cụ thể con người học hỏi và tiếp nhận thông tin qua 5 giác quan gồm: thị giác (nhìn), thính giác (nghe), xúc giác (vận động, sờ chạm), vị giác (nếm) và khứu giác (ngửi). Trong đó có 3 cách tiếp nhận thông tin chính là V (Visual: hình ảnh), A (Auditory: âm thanh) và K (Kinesthetic: vận động).

Khi học văn qua sách vở, học sinh sẽ được tiếp nhận thông tin theo hướng visual (hình ảnh). Trong khi đó, nếu học văn qua những vở kịch thì các em sẽ có thể cảm nhận bằng cả visual và auditory (thị giác và thính giác). Điều này giúp học sinh có cảm nhận đa chiều, tưởng tượng rõ nét về thế giới văn học nhờ sử dụng nhiều giác quan hơn.

Học Văn qua sân khấu kịch dân gian - Giải pháp cho "hội ngại Văn"

Những năm gần đây, trào lưu sân khấu hóa các tác phẩm văn học đang ngày càng phổ biến. Chỉ cần gõ từ khóa "sân khấu hóa các tác phẩm Văn học", chúng ta sẽ có khoảng 11,3 triệu kết quả trong 0,32 giây. Với từ khóa "học Văn qua kịch dân gian" là 18,1 triệu kết quả trong 0,42 giây.

“Học văn buồn ngủ lắm”? Không phải đâu, chẳng qua là bạn chưa biết cách tiếp thu hiệu quả mà thôi - Ảnh 2.

Các sản phẩm âm nhạc cũng theo xu hướng tái hiện lại tác phẩm văn học

Cách học này ra đời khi mà nhiều học sinh đang cảm thấy khó khăn trong việc học văn trên lớp và không thể hình dung hết được những kiến thức mà giáo viên muốn truyền tải. Và việc đưa những Chí Phèo, lão Hạc, thống lý Pá Tra từ trang sách lên sân khấu thực đã khơi dậy được niềm say mê, hứng thú của người học.

Thay vì tiếp thu kiến thức theo lối truyền thống thì sân khấu kịch giúp học sinh được trải nghiệm thực tế. Thông qua sân khấu kịch, bối cảnh xã hội, văn hóa cùng diễn biến tâm lý của từng nhân vật sẽ được phục dựng một cách rõ nét, chân thật.

Đây chính là cách giúp học sinh "thẩm thấu" nhanh nhất nội dung, ý nghĩa và vai trò của từng nhân vật trong mỗi tác phẩm văn học. Quan trọng nhất là hầu hết các tác phẩm văn học đều có thể chuyển thể thành kịch bản dưới dạng các trích đoạn để trình diễn trên sân khấu.

Tưởng tượng đơn giản như này, nếu chỉ đọc những dòng miêu tả Chí Phèo làm om sòm trước cửa nhà Bá Kiến thì chúng ta có thể chưa hình dung rõ lắm độ cùn đời của "thánh ăn vạ". Nhưng nếu chứng kiến cảnh anh Chí giãy đành đạch trên sân khấu thì chắc chắn "hội ngại Văn" sẽ nhớ như in trong đầu.

Thực tế những năm gần đây, nhiều trường học trên cả nước đã tổ chức các hoạt động sân khấu hóa tác phẩm văn học để giúp học sinh tiếp thu môn Văn tốt hơn. Học sinh được tự tìm hiểu tác phẩm, lên kịch bản và chuẩn bị đạo cụ, trang phục để dựng lại những trích đoạn đặc sắc trong các tác phẩm văn học nổi tiếng.

“Học văn buồn ngủ lắm”? Không phải đâu, chẳng qua là bạn chưa biết cách tiếp thu hiệu quả mà thôi - Ảnh 3.

Hoạt động học Văn qua sân khấu kịch đã diễn ra ở nhiều nhà trường.

Với cách học sáng tạo này, học sinh vừa nhớ sâu kiến thức, vừa cảm thụ được tác phẩm thông qua việc "hóa thân" vào nhân vật văn học. Quan trọng là thông qua việc diễn kịch, các em trở nên chủ động hơn trong việc học tập. Bởi phải tìm hiểu thì mới diễn được nhân vật.

Ghi nhận ở một số trường học cũng cho thấy, việc học Văn thông qua sân khấu kịch giúp cải thiện rõ rệt kết quả học tập của học sinh. Đồng thời giúp các em say mê với môn học. Tuy nhiên, việc sân khấu hóa các tác phẩm văn học ở nhà trường đôi khi không thuận lợi bởi còn nhiều yếu tố như chi phí thuê trang phục, mua đạo cụ... Hay việc đôi khi học sinh vì lựa chọn một trích đoạn tiêu biểu để diễn mà vô tình truyền tải sai thông điệp của cả tác phẩm.

Thay vì tự trình diễn thì học sinh có thể trực tiếp xem các vở kịch dân gian, phóng tác từ các tác phẩm văn hóa do chính những nghệ sĩ kịch nói chuyên nghiệp biểu diễn. Với diễn xuất tài tình của các nghệ sĩ, cộng thêm sự đầu tư chỉnh chu về trang phục, bối cảnh xã hội của những tác phẩm văn học cũng như thế giới nội tâm của các nhân vật sẽ được khắc họa rõ nét, chân thực nhất.

“Học văn buồn ngủ lắm”? Không phải đâu, chẳng qua là bạn chưa biết cách tiếp thu hiệu quả mà thôi - Ảnh 4.

Một Chí Phèo cùn đời được tái hiện trên sân khấu kịch.

Nếu còn đang băn khoăn về điều này thì bạn có thể trực tiếp đến trải nghiệm những vở kịch dân gian hấp dẫn tại nhà hát Lệ Ngọc (Hà Nội).

“Học văn buồn ngủ lắm”? Không phải đâu, chẳng qua là bạn chưa biết cách tiếp thu hiệu quả mà thôi - Ảnh 5.

Hay câu chuyện "Cây tre thần" chứa đựng những triết lý sâu sắc thú vị

Từ ngày 26/6 – 3/7/2020, tại sân khấu nhà hát sẽ công chiếu 2 vở kịch: "Cây tre thần", phóng tác từ truyện Cổ tích dân gian Cây tre trăm đốt và "Thị Nở - Chí Phèo", phóng tác từ tác phẩm Chí Phèo của nhà văn Nam Cao. Thời gian cụ thể như sau:

- Vở "Cây tre thần": Diễn vào các ngày 26/6, 27/6 và 28/6. Khung giờ 14g00 và 20g00.

- Vở "Thị Nở - Chí Phèo": Diễn vào ngày 29/6 và 30/6. Khung giờ 14g00 và 20g00.

“Học văn buồn ngủ lắm”? Không phải đâu, chẳng qua là bạn chưa biết cách tiếp thu hiệu quả mà thôi - Ảnh 6.

Vũ trụ cổ tích Việt được hiện thực hóa một cách rõ nét

Đây chính là dịp để "hội ngại Văn" được đắm chìm vào bối cảnh nông thôn miền Bắc những năm 40 của thế kỷ trước, hay lạc vào thế giới cổ tích của Cây tre trăm đốt. Còn gì thú vị hơn khi nhìn thấy một Chí Phèo bằng xương bằng thịt trên sân khấu và chứng kiến cảnh nàng Nở nháy mắt đưa tình với "gã trai giỏi ăn vạ nhất làng Vũ Đại". Tưởng tượng thôi cũng đã thấy thơm thơm mùi cháo hành!

“Học văn buồn ngủ lắm”? Không phải đâu, chẳng qua là bạn chưa biết cách tiếp thu hiệu quả mà thôi - Ảnh 7.

Với các bạn học sinh túi tiền còn chưa rủng rỉnh thì chỉ cần mua vé qua app Lotus là có thể được giảm giá đến 30%. Thao tác cực kỳ đơn giản. Đầu tiên, bạn chỉ cần đăng nhập hoặc đăng ký Lotus. Sau đó click vào bảng tin Săn quà cùng Lotus. Cuối cùng làm theo hướng dẫn là có thể mua được vé ưu đãi cực hời.

Vừa được xem kịch lại vừa có thẻ nạp kiến thức văn học theo cách thú vị như này thì "hội ngại văn" còn chần chừ gì mà không mua vé ngay nhỉ!