Học ngành chính - ngành phụ, lựa chọn mới khi học đại học

Quang Vũ, Theo Trí Thức Trẻ 13:30 27/05/2020
Chia sẻ

"Mình thích học ngành này nhưng cũng muốn học ngành khác!", là câu nói quen thuộc, có thể dễ dàng bắt gặp trên các diễn đàn học tập, kênh thông tin tuyển sinh hay các topic review về ngành, về trường trên mạng xã hội.

Trên Group Cộng đồng sinh viên Văn Lang – một group vừa được thành lập vài tháng nay gồm hơn 15.000 thành viên, chủ yếu là học sinh THPT đang xét tuyển đại học vào Trường Đại học Văn Lang, nhiều câu hỏi tư vấn của học sinh tập trung vào chủ đề học song ngành hoặc học ngành chính – ngành phụ. Văn Lang là đại học ứng dụng đang phát triển Chương trình Đào tạo Đặc biệt, cho phép sinh viên học một ngành chính (major) và học thêm chứng nhận/bằng ngành phụ (minor).

Bạn Phan Thanh Lý (học sinh lớp 12, THPT Cần Giuộc, Long An) xét tuyển vào ngành Luật thắc mắc: Em tính học ngành Luật chương trình đào tạo đặc biệt, và được biết em sẽ được chọn thêm một ngành phụ nữa. Như vậy khi em học 2 ngành là học gấp đôi khối lượng với các bạn khác phải không ạ?

Bạn Thanh Vy (TP.HCM) đặt vấn đề: Hiện tại em đang quan tâm đến chương trình học song ngành nên muốn tìm hiểu kỹ hơn, vì em nghe nói đây là điểm đào tạo mới năm 2020 của trường Văn Lang.

Học ngành chính - ngành phụ, lựa chọn mới khi học đại học - Ảnh 1.

Sinh viên năm 2 Khoa Du lịch chương trình đào tạo Đặc biệt – Trường Đại học Văn Lang tham gia thực tập nhận thức 5 ngày tại Thái Lan nhằm giúp nâng cao nghiệp vụ

Có thể thấy, việc các bạn trẻ ngày nay muốn học song song nhiều ngành, hoặc chọn học một ngành chính được đào tạo kèm thêm ngành phụ để phát triển toàn diện bản thân, mở rộng cơ hội nghề nghiệp trong tương lai mà không mất quá nhiều thời gian, chi phí, là một xu hướng, một đòi hỏi mới của tuyển sinh đại học.

Giáo dục khai phóng – nền tảng của đào tạo liên ngành

Cơ sở của đào tạo song ngành hoặc ngành chính – ngành phụ chính là triết lý "liên ngành" của giáo dục khai phóng. Mô hình giáo dục khai phóng đã phát triển qua hàng thế kỷ tại Mỹ và các nước châu Âu, tạo nên những đỉnh cao, tinh hoa trong giáo dục. Theo giáo dục khai phóng, sinh viên được tự khám phá năng lực qua hệ thống các môn học liên ngành, làm chủ tương lai thông qua việc làm chủ các liên kết tri thức và kỹ năng thay vì học cố định kiến thức một ngành nghề duy nhất.

Học ngành chính - ngành phụ, lựa chọn mới khi học đại học - Ảnh 2.

TS. Nguyễn Cao Trí – Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Văn Lang chia sẻ trong chương trình Bài giảng đầu năm "Hành trình đẳng cấp" được tổ chức dành cho sinh viên theo học Chương trình Đào tạo Đặc biệt (tháng 9/2019)

Mô hình giáo dục khai phóng được Trường Đại học Văn Lang vận dụng khi xây dựng Chương trình Đào tạo Đặc biệt vào năm 2018. Kết hợp triết lý giáo dục khai phóng với các hoạt động trải nghiệm thực tế và ứng dụng công nghệ, Chương trình Đào tạo Đặc biệt hướng đến chuẩn đào tạo công dân toàn cầu. Một trong những điểm hấp dẫn nhất của chương trình là bên cạnh ngành chính đang theo học, sinh viên có thể học một chuyên ngành phụ, mở rộng lựa chọn nghề nghiệp sau khi ra trường.

Hiện Chương trình Đào tạo Đặc biệt đang được Trường Đại học Văn Lang áp dụng với hầu hết các ngành tuyển sinh năm 2020. Sinh viên nhập học có thể lựa chọn 24 ngành đào tạo chính và 30 chuyên ngành phụ, thuộc nhiều lĩnh vực: Kinh tế và Quản trị Kinh doanh, Kỹ thuật – Công nghệ, Xã hội – Nhân văn & Ngôn ngữ, Dược và Sức khỏe, Nghệ thuật và Thiết kế.

Sinh viên học xong 15 tín chỉ của chuyên ngành phụ sẽ được trường cấp chứng nhận chuyên ngành phụ bên cạnh bằng tốt nghiệp đại học của ngành chính.

Học nhiều ngành, làm nhiều nghề - lựa chọn phù hợp với thế hệ Z

Khác với quan niệm "Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh" truyền thống, với thế hệ Z, trải nghiệm là một giá trị. Các bạn trẻ hiện nay thích khám phá nhiều lĩnh vực, thử sức ở nhiều công việc. Nhu cầu này, nhìn chung, khiến xu hướng học đa ngành trở nên cực kỳ "hợp lý". Các chương trình đại học linh hoạt mở rộng biên độ và phạm vi đào tạo sẽ có sức hút lớn với thí sinh.

Ở năm học đầu tiên trong Chương trình Đào tạo Đặc biệt, Trường Đại học Văn Lang cho biết sinh viên sẽ được trang bị bộ kỹ năng, tư duy thông qua các môn học nền tảng, tiếp cận với nhiều lĩnh vực khác nhau. Các môn học này giúp sinh viên có cái nhìn đa chiều về các lĩnh vực, tự định hướng sở thích, khám phá khả năng bản thân, từ đó có thể lựa chọn đúng ngành học. Đến giữa năm 2, nếu sinh viên muốn chuyển ngành thì chỉ cần học 1 - 2 môn của ngành mới mà không mất thời gian học lại từ đầu.

Học ngành chính - ngành phụ, lựa chọn mới khi học đại học - Ảnh 3.

Sinh viên Chương trình Đào tạo Đặc biệt ngành Quản trị Dịch vụ Du lịch & Lữ hành trong 1 chuyến kiến tập tại khách sạn cao cấp

Với việc học song song ngành chính - ngành phụ, sinh viên có được "tấm vé thông hành" của sinh viên Chương trình Đào tạo Đặc biệt để mở rộng lĩnh vực nghề nghiệp. Chẳng hạn, một sinh viên học ngành Quan hệ Công chúng (PR) có thể "tậu" thêm chứng nhận chuyên ngành phụ là Tâm lý học, giúp hành trình nghề nghiệp của bạn vững vàng và đa dạng hơn.

Được biết, với những lợi thế này, Chương trình Đào tạo Đặc biệt của Trường Đại học Văn Lang hiện nhận được sự quan tâm khá lớn của thí sinh xét tuyển vào trường. Nhà trường cho biết sẽ tiếp tục nhận hồ sơ xét tuyển đợt 2 đến hết 30/5/2020 và tuyển sinh các đợt kế tiếp trong tháng 6, tháng 7/2020.

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày