Sức nóng từ ngành Truyền thông Chuyên nghiệp

Saga, Theo Trí Thức Trẻ 08:00 15/06/2013

Theo báo cáo của công ty tư vấn đa quốc gia PricewaterhouseCooper, Việt Nam là nơi có thị trường truyền thông và giải trí phát triển nhanh nhất thế giới trong giai đoạn 2009-2013.

Chỉ riêng từ năm 2004 đến năm 2009, doanh thu của ngành này đã tăng gấp 3 lần và được kỳ vọng đạt đến mức 2,3 tỉ USD trong năm 2013. Có thể thấy, Truyền thông, Quảng cáo và Quan hệ công chúng (PR) đang và sẽ tiếp tục là một ngành thu hút nhiều sự quan tâm của phụ huynh và các bạn học sinh, sinh viên.
 
Sức nóng từ ngành Truyền thông Chuyên nghiệp 1
Phòng giới thiệu sơ lược Giảng viên ngành Truyền thông tại RMIT Việt Nam
 
Tại Việt Nam, các công ty và tổ chức ngày càng ý thức được thương hiệu là một tài sản vô giá, do đó, vai trò của ngành truyền thông lại càng trở nên quan trọng. Tuy nhiên, số lượng nhân sự được đào tạo bài bản chuyên sâu về truyền thông chuyên nghiệp hiện đang rất ít và chưa đáp ứng nhu cầu của ngành. 
 
Ngành Truyền thông bao gồm các hoạt động PR, quảng cáo và truyền thông trên các phương tiện truyền thông đại chúng, mạng xã hội. Vì thế, ý tưởng sáng tạo độc đáo, khả năng giao tiếp tốt với mọi người và truyền đạt thông tin bằng lời nói, bài viết là những tố chất cần thiết của các bạn học sinh, sinh viên muốn theo đuổi ngành nghề này.
 
Theo bảng xếp hạng Đại học thế giới QS 2012 về ngành Truyền thông và phương tiện Truyền thông, RMIT là một trong 100 đại học có chương trình đào tạo ngành Truyền thông hàng đầu thế giới. Toàn bộ thời gian của khóa Truyền thông Chuyên nghiệp tại RMIT Việt Nam (kéo dài trong khoảng 3 năm) đều tập trung vào các môn chuyên ngành của hai mảng chính là Quan hệ công chúng (PR) và  Quảng cáo. Ngôn ngữ dạy và học hoàn toàn bằng tiếng Anh. Nhờ đó, sinh viên sẽ vừa tiết kiệm được thời gian học vừa tích lũy được vốn kiến thức chuyên ngành sâu sắc, đồng thời kỹ năng và vốn ngoại ngữ sẽ tăng lên đáng kể.
 
Chương trình học được thiết kế mang tính thực tiễn rất cao. Qua các môn học, sinh viên sẽ thực hành lên ý tưởng cho quảng cáo, viết bài quảng cáo, viết thông cáo báo chí, tổ chức họp báo, làm phim quảng cáo... Đặc biệt, ở học kỳ cuối, sinh viên có thể thỏa sức sáng tạo làm một chiến dịch truyền thông cho một đề tài mình tự chọn, sử dụng các phương tiện truyền thông đương đại. Ngoài ra, kỳ thực tập kéo dài 3 tháng (tương đương hai môn học) là cơ hội để sinh viên tiếp cận các vấn đề thực tế trong ngành, hệ thống hóa và ứng dụng những gì đã học trong suốt chương trình. 
 
Có một tin vui cho các bạn đang làm trong lĩnh vực PR, truyền thông. Nếu bạn đã đi làm nhưng cần trang bị thêm hoặc bổ sung cho mình những kỹ năng và kiến thức chuyên ngành, ví dụ như: Thực hành quảng cáo chuyên nghiệp, Viết chuyên nghiệp, Văn hóa mạng Châu Á hay Quản trị khách hàng, bạn có thể đăng ký học riêng những môn đó tại RMIT thay vì  tham dự cả khóa học. 
 
100% giảng viên của RMIT Việt Nam đều có bằng Thạc sỹ chuyên ngành Truyền thông tại các nước phát triển và có kinh nghiệm sâu rộng về ngành, những bài giảng vì vậy trở nên sinh động, phong phú hơn và có tính áp dụng cao. 
 
Sức nóng từ ngành Truyền thông Chuyên nghiệp 2
Một lớp học ngành Truyền thông tại RMIT Việt Nam
 
RMIT Việt Nam có mối quan hệ chặt chẽ với các công ty lớn trong ngành truyền thông và quảng cáo tại Việt Nam như: T&A Ogilvy, Galaxy Communications, Scarlet Communications, Y&R, TBWA và Le Bros. “Việc học tập tại Việt Nam giúp các bạn hiểu rõ môi trường Truyền thông trong nước và bắt nhịp rất nhanh vào  công việc, đó là lợi thế của sinh viên tốt nghiệp ngành Truyền thông Chuyên nghiệp tại RMIT Việt Nam”; Trưởng khoa Truyền thông RMIT Việt Nam Conrad Ozog phát biểu. Rất nhiều sinh viên tốt nghiệp ngành này tại RMIT được các nhà tuyển dụng săn đón và hiện đang đảm trách các vị trí như Chuyên viên quan hệ công chúng, Chuyên viên quảng cáo, Giám đốc sáng tạo, Quản lý nội dung web, Quản lý mạng xã hội, Chuyên viên quan hệ chính phủ, Quản lý sự kiện và nhiều công việc khác tại các môi trường trong và ngoài nước.
 
Bạn đã thấy hào hứng với ngành truyền thông, quảng cáo và quan hệ công chúng năng động và đầy thách thức? Liên hệ ngay với RMIT Việt Nam theo số (04) 3726 1460 (HN) hoặc (08) 3776 1369 để khám phá khả năng của bạn trong lĩnh vực truyền thông.