Theo đánh giá của Ban soạn thảo đề án đổi mới căn bản toàn diện giáo dục, chương trình hiện hành yêu cầu học sinh cùng một thời điểm (trong một học kỳ) học quá nhiều môn và các hoạt động. Chương trình sau 2015 chủ trương giảm mạnh đầu các môn học để mỗi kỳ học sinh không học cùng một lúc quá 8 môn học.
Có thể thấy, chương trình hiện hành nghiêng nhiều về kiến thức hàn lâm, coi trọng tính hệ thống của khoa học chuyên ngành; môn học ở nhà thường như là thu nhỏ các môn học/giáo trình đại học… Vì vậy, theo định hướng của Ban soạn thảo, chương trình sau 2015 chủ trương chỉ lựa chọn một số nội dung cơ bản, thiết thực, gần gũi với cuộc sống nhằm hình thành năng lực, giúp học sinh biết giải quyết các vấn đề và tình huống trong cuộc sống. Cụ thể, chương trình giáo dục phổ thông sau 2015:
Như vậy, chương trình giáo dục phổ thông sau năm 2015, sẽ thiết kế theo hướng tích hợp cao của các nước ở các lớp học dưới và phân hóa tự chọn cao ở các lớp bên trên. Tuy nhiên, nhiều vấn đề như học sinh lớp 11, 12 có cần phải học toán; giáo dục công dân nên là môn bắt buộc hay môn tự chọn; có cần thiết phải biến lớp 10 thành năm học có khối lượng kiến thức nặng nề nhất với 15 môn học và hoạt động giáo dục bắt buộc...; đang tiếp tục được các chuyên gia giáo dục bàn luận với nhiều ý kiến trái chiều.