Theo ThS Phạm Khánh Hội, giảng viên trường ĐH Sư phạm Hà Nội, mức độ khó và tính phân loại của đề thi năm nay tương đương đề năm ngoái. Đề thi cũng có sự phối hợp các kiến thức vật lý với nhau và đòi hỏi kỹ thuật tính toán nhiều.
Chương trình này bám sát SGK nhưng ở mức độ vận dụng chứ không chỉ học thuộc lòng. Lượng câu hỏi chỉ học thuộc lòng trong SGk không nhiều, chỉ khoảng dưới 20%.
Mức độ được điểm trung bình cỡ như đề thi của 2 kỳ tuyển sinh trước (năm 2010, 2011). Tuy nhiên, do đề thi không có câu hỏi nào bẫy thực sự lắt léo đến mức tất cả học sinh đều có thể nhầm lẫn. Vì thế, kỳ tuyển sinh ĐH năm nay được dự đoán sẽ có điểm 10 môn Vật Lý.
Một số câu hấp dẫn có thể kể đến như: câu 10, câu 35, câu 17, câu 19.
Điểm đáng lưu ý nhất là về câu hỏi số 5 của mã đề 479: Tại điểm O trong môi trường đẳng hướng, không hấp thụ âm, có 2 nguồn âm điểm, giống nhau với công suất phát âm không đổi. Tại điểm A có mức cường độ âm 20dB. Để tại trung điểm M của đoạn OA có mức cường độ âm là 30dB thì số nguồn âm giống các nguồn âm trên cần đặt thêm tại O bằng
A. A.7 B. 5 C. 4 D.3
Theo như phán đoán của chúng tôi thì lời giải cho câu này sẽ là:
Gọi công suất phát âm của 1 nguồn là P0 , n là số nguồn âm cần đặt tại O.
Khi đó
LA = 10lg(2P0/(OA2I0))=20dB
LM= 10lg(nP0/(OM2I0))=10lg(4nP0/(OA2I0))=10lg(2n)+ 10lg(2P0/(OA2I0))= 10lg(2n)+ 20=30
Do đó
lg(2n)=1
Từ đó ta có
n=5
Vì thế số nguồn cần thêm vào sẽ là 5 - 2=3.
Đáp án đúng là D.
Tuy nhiên nếu các nguồn âm mà giống hệt nhau thì tần số của chúng bằng nhau và pha của chúng cũng như nhau. Nghĩa là chúng là các nguồn kết hợp. Vì vậy, cho nên chúng ta không thể cộng gộp cường độ của các nguồn âm lại với nhau mà phải cộng biên độ dao động âm lại với nhau. Vì thế đáp án không thể như trên. Còn nếu tính đến giao thoa của nhiều nguồn âm thì lại là 1 lý thuyết phức tạp hơn nhiều so với các kiến thức được học ở phổ thông.