Cả thầy cô và sĩ tử đều ưng đề Văn năm nay

Mashi, Theo Trí Thức Trẻ 00:01 03/06/2012
Chia sẻ

Và cô Trương Giang (chủ nhiệm lớp chuyên Văn – trường THPT Chuyên Lam Sơn – Thanh Hóa) đã có vài nhận xét về câu hỏi nghị luận xã hội khá lý thú này.

Trong buổi sáng hôm này, hơn 1 triệu thí sinh trên cả nước đã bắt đầu bước vào kì thi tốt nghiệp THPT với môn Ngữ văn. Nhìn chung đề thi được các bạn học sinh đánh giá là khá “dễ thở”, không quá khó và đủ thời gian để làm bài, thậm chí còn có rất nhiều bạn phấn khởi vì “trúng tủ” nên làm bài rất tốt.

Bắt đầu từ hai năm trở lại đây, đề thi tốt nghiệp môn Ngữ văn luôn được mọi người đặc biệt chú ý ở câu hỏi thứ 2 – câu hỏi nghị luận xã hội 3 điểm. Nếu như đề thi năm 2011 yêu cầu học sinh trình bày suy nghĩ về ý kiến: “Trước nhiều ngả đường đi đến tương lai, chỉ có chính bạn mới lựa chọn được con đường đúng cho mình.” thì đến năm nay, câu hỏi này còn được rất nhiều bạn học sinh và thây cô giáo đánh giá là hay và thú vị hơn nhiều khi mang “thói dối trá” cùng những ảnh hưởng của nó đến xã hội vào đề thi: “Thói dối trá là biểu hiện của sự suy thoái về đạo đức trong đời sống xã hội.”.



Thói dối trá là một thói xấu, điều này hầu như tất cả mọi người đều biết, tuy nhiên từ xưa đến nay, nó vẫn luôn tồn tại và không thể nào xóa bỏ chỉ trong một sớm một chiều. Dù bạn có là một người hiền lành, trung thực đến thế nào, thì bạn cũng không thể tự tin khẳng định rằng mình chưa từng nói một câu dối trá trong suốt cuộc đời được. 

 

Có thể nói câu hỏi nghị luận xã hội năm nay đã nêu ra một vấn đề đã, đang và sẽ còn tồn tại trong cuộc sống của mỗi chúng ta, bám sát với thực tế, chính vì vậy vừa tạo thuận lợi nhưng cũng vừa khá “khoai” đối với các bạn học sinh muốn đạt điểm tối đa trong câu hỏi này. Thuận lợi ở chỗ đây là một vấn đề mà các bạn ấy đã gặp rất nhiều trong cuộc sống nên sẽ có nhiều dẫn chứng để trình bày. Nhưng cũng chính vì đã gặp nhiều, sử dụng không ít, đôi khi chúng mình đã “vô tình cho phép” thói dối trá trở thành một việc “bình thường”, thậm chí không bận tâm hay cắn rứt nhiều mỗi khi nói một lời dối trá, chính vì thế việc thể hiện ý “là biểu hiện của sự suy thoái về đạo đức trong xã hội” sẽ là khá khó khăn và rất dễ không trình bày được đủ ý mà các thầy cô yêu cầu.

Chúng tớ đã ghi nhanh được một số nhận xét của cô Trương Giang (chủ nhiệm lớp chuyên Văn – trường THPT Chuyên Lam Sơn – Thanh Hóa) về câu hỏi nghị luận xã hội năm nay: “Cấu trúc đề thi Ngữ văn với một câu nghị luận xã hội mở đã bắt đầu có từ năm 2009 và được áp dụng rất nhiều trong các đề thi cả Đại học và HSG Ngữ văn cấp Quốc gia, vì thế có thể thấy những câu hỏi này dạng này không có gì mới lạ hay bất ngờ đối với các em lớp 12 vì đã được ôn kĩ thông qua các đề thi những năm trước. Còn theo cô, đề thi năm nay khá hay, mang tính thời sự, và có thể nói là “nóng”. Tuy nhiên với khả năng và tầm nhìn của các em học sinh lúc này, để phân tích được sâu sắc rõ ràng là vấn đề không hề đơn giản và còn phụ thuộc rất nhiều vào những hiểu biết xã hội của các em.”

Dạo một vòng quanh Facebook, không chỉ các bạn học sinh đi thi mà những anh chị ngồi ở nhà cũng có rất nhiều ý kiến trái về đề thi Ngữ văn năm nay, đặc biệt là câu hỏi nghị luận xã hội. Phần lớn đều cho rằng: “Đề hay nhưng khó, các em học sinh phải thật sự hiểu mới làm tốt được”.
 
 
Hầu như các anh chị từng trải qua kì thi tốt nghiệp đều nghĩ đề năm nay khó nhưng hay.
TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày