1. Diện tích và số lượng sinh viên
Một trường trung học có thể là nơi học tập của 1.000 - 2.000 học sinh, nhưng trường đại học lại có diện tích và số lượng sinh viên lớn hơn rất nhiều. Hầu hết các trường trung học đều rất nhỏ so với các trường đại học có kích cỡ trung bình. Chính vì có diện tích lớn, các trường đại học có những giảng đường rộng và tiện nghi hơn. Trong khuôn viên trường đại học còn có vô vàn những khu nhà phục vụ những nhu cầu học tập đặc thù như phòng thí nghiệm, phòng học tin học, sân vận động, bể bơi… Số lượng sinh viên theo học ở trường đại học đông hơn so với trường trung học nhiều lần. Đó là lý do bạn có thể dễ dàng gặp được rất nhiều tài năng, tính cách trong trường đại học.
2. Phương thức giáo dục
Giáo viên và các giảng viên có phương pháp giảng dạy hoàn toàn khác nhau. Nếu học tập ở trường trung học, bạn được thầy cô quan tâm, định hướng nhiều hơn thì ở trường đại học, giảng viên đánh giá cao tinh thần tự học, tự tìm tòi, nghiên cứu của các sinh viên. Giảng viên ở trường đại học là những người có kiến thức và kinh nghiệm thực tế, nhưng đôi khi những kiến thức và kinh nghiệm đó làm các bài giảng của họ trở nên khô khan, giáo điều khiến sinh viên cảm thấy khó tiếp cận hơn kiến thức ở trường trung học.
3. Lối sống
Khi còn học trường trung học, bạn ở nhà cùng với bố mẹ và hằng ngày đều đi lại từ nhà đến trường. Cuộc sống của một học sinh trung học được gần gũi và gắn bó với gia đình nhiều hơn. Tuy nhiên, ở trường đại học, phần lớn các sinh viên đều sống ở nhà trọ hoặc ký túc xá. Nơi ở mới đem lại nhiều xáo trộn trong lối sống của bạn. Bạn có thể tự do quyết định lịch trình hoạt động, đi lại của bản thân. Điều này cho phép bạn tự chủ hơn và bắt đầu những bước đầu tiên để trở thành một người trưởng thành.
4. Tiền bạc
Là một học sinh, bạn có thể phụ thuộc toàn bộ vào gia đình và hầu như hiếm khi phải lo nghĩ về vấn đề này. Trái lại, tiền bạc trở thành một mối quan tâm thực sự trong trường đại học, ngoài việc bạn phải tự cân đối chi tiêu với khoản tiền từ gia đình, bạn cũng có thể bắt đầu một công việc bán thời gian và tự kiếm được những đồng tiền đầu tiên và dần dần trở nên độc lập về tài chính. Bạn cũng có thể tìm kiếm những học bổng trong trường hoặc từ các tổ chức, doanh nghiệp để giúp cho việc học trở nên thuận lợi hơn.
5. Tự do
Một trong những điều mà nhiều học sinh trung học mong muốn học đại học là tự do. Sống trong nhà trọ hoặc ký túc xá, bạn sẽ không phải lo xin phép cha mẹ mỗi khi đi ra ngoài hoặc mua sắm đồ gì đó. Tuy nhiên, tự do là quyền lợi và cũng là một trách nhiệm rất lớn. Sự tự do ở trường đại học gắn liền với việc bạn phải sống có trách nhiệm với chính bản thân mình và học cách nói “không” khi cần thiết.
6. Sự căng thẳng
Ở trường đại học, không chỉ bậc học của bạn cao lên mà sự căng thẳng cũng vậy. Công việc, bài tập, điểm số, chuyện hẹn hò và cả những dự định tương lai đều có thể làm bạn căng thẳng và áp lực. Và những điều này ngày càng trở nên căng thẳng hơn ở trường đại học bởi vì đây đã là ngưỡng cửa để bạn bước ra ngoài cuộc sống với tư cách là một người có học thức và trưởng thành. Bạn sẽ phải căng thẳng và suy nghĩ nhiều hơn khi sắp tốt nghiệp, làm luận văn/thi tốt nghiệp và việc tìm kiếm một công việc phù hợp là điều quan trọng hơn cả. Đừng để sự căng thẳng mang đến những ảnh hưởng tiêu cực cho hành trình theo đuổi ước mơ của bạn.
7. Chuyện hẹn hò
Chuyện hẹn hò ở trường đại học là một trò chơi hoàn toàn khác đối với chuyện hẹn hò ở trường trung học. Trước hết, nhiều học sinh cảm thấy lo lắng và không mong muốn hẹn hò ở trường trung học vì sợ ảnh hưởng đến việc học tập và quan niệm rằng sẽ tìm thấy nhiều cơ hội tốt hơn khi học tập ở trường đại học. Nếu bạn đã từng hẹn hò ở trường trung học, bạn sẽ cảm thấy những biến đổi lớn trong thái độ của phụ huynh đối với chuyện hẹn hò của bạn. Cha mẹ sẽ cho phép bạn tự do hơn và đôi khi là rất ủng hộ mối quan hệ của hai bạn! Điều đó có nghĩa là bạn sẽ được tự do hơn, nhưng cũng nhiều trách nhiệm hơn. Bạn phải biết suy nghĩ và chắc chắn rằng bạn đang có những quyết định khôn ngoan nhất và tốt nhất cho bạn khi hẹn hò ở trường đại học.