Hãy cũng nhìn ra những vấn đề này để tìm cách hóa giải nó.
1. Trí nhớ kém
Sự quá tải hay áp lực sẽ khiến đầu óc trở nên “lù bù” và ảnh hưởng nặng nề đến công việc, cũng như việc học tập của bạn. Những lúc như vậy, hãy cố gắng nghỉ ngơi và thư giãn giúp bộ não trở lại tình trạng “sung sức” nhất.
2. Thói quen trì hoãn
“Thôi để mai”, “để mai tính”, “tí nữa”, “còn nhiều thời gian mà”,… là những câu nói rất quen thuộc khi bạn muốn trì hoãn một việc gì đó. Đây là thói quen khó bỏ và trở thành nỗi ám ảnh của rất nhiều sinh viên, học sinh.
3. Lười biếng
Lười biếng có lẽ là căn bệnh dễ mắc phải, và cũng khó chữa nhất của sinh viên và học sinh. Ai cũng hiểu lười biếng là không tốt, nhưng không phải ai cũng vượt được qua nó. Đó mới là sự nguy hiểm!
4. Nghiện điện tử, internet, thích xem tivi…
Cuộc sống càng tiến bộ, con người lại càng có nhiều thứ hấp dẫn để lựa chọn. So với những trò chơi, phim ảnh, mạng xã hội,… thì việc học vất vả hơn nhiều. Nếu không thể kìm hãm và quản lí bản thân, sẽ rất nhiều bạn trở nên học hành sa sút.
5. Khó hiểu bài
Có rất nhiều lí do khiến bạn khó tiếp thu bài giảng của thầy cô. Những lúc như thế này, bạn chỉ muốn “về nhà”, đây cũng chính là một trong những nỗi ám ảnh của sinh viên và học sinh. Một nỗi ám ảnh mà khó lòng có “thuốc trị”.
6. Dễ xao nhãng
Đang ngồi trong lớp nhưng lại để ý một chuyện đâu đâu. Hiện tượng này quá phổ biến, chắc hẳn ai cũng đã từng có lần gặp phải.
7. Khả năng tập trung ngắn hạn
Bạn đang tập trung học bài, đang rất trôi chảy, nhưng tình trạng đó chẳng được lâu, bởi bạn đang bị phân tâm bởi nhiều sự việc khác.
8. Mất tập trung
Bạn đã rất cố gắng rồi nhưng thực sự không thể tập trung được. Nguyên nhân thì vô vàn, và lời khuyên giống như “bệnh” trí nhớ kém, bạn nên nghỉ ngơi.
9. Sợ thi cử
Chắc chắn phải có đến quá nửa sinh viên dù ở bất cứ nơi đâu, hay quốc gia nào cũng sợ thi cử hay ít nhất là chẳng thích thú với thi cử.
10. Hay phạm lỗi do bất cẩn
Sự bất cẩn đôi khi xảy ra những hậu quả không hề nhỏ. Giải pháp là bạn cần cẩn trọng hơn trong mọi việc.
11. Chịu áp lực từ gia đình
Học cho bản thân chứ đâu phải học cho gia đình. Ai cũng biết vậy, nhưng bạn thử bị đuổi học hay phạm lỗi gì ở trường, bạn có thể gây ra tội lớn. Đó là áp lực từ gia đình và còn nhiều những tình huống khác.
12. Có quá nhiều thứ để học và có quá ít thời gian
Có lý luận cho rằng “chỉ những người không biết sắp xếp thời gian mới bận rộn”. Điều này không sai, nhưng đôi khi nó không hợp lí. Rất nhiều khi chỉ trong một tuần và tất cả các môn học đều có bài tập dài và quan trọng thì tất nhiên bạn sẽ có lúc bị rối bù lên.
13. Không có động lực để học
Chán nản, chẳng còn tâm trí để bận tâm đến học hành. Đó là căn bệnh không hiếm gặp trong đời học sinh, sinh viên nếu như không muốn nói rằng, ai cũng mắc phải. Áp lực đôi khi cũng khiến bạn có động lực để học.
14. Dễ dàng bỏ cuộc
Có rất nhiều yếu tố khiến bạn không kiên trì với mục tiêu của mình. Nguyên nhân là vì bạn không thấy thích thú, vì không có được mục tiêu đủ hấp dẫn.
15. Không thích thú với nội dung bài giảng
Đây có lẽ là tình trạng phổ biến nhất của sinh viên, học sinh. Mỗi người lại có một sở thích với những môn học riêng và ngược lại cũng có "sở ghét". Khi học môn không thích thì chẳng còn tâm trạng nào nghe giảng.
16. Không ưa thầy (cô) đang giảng
Không thích thầy cô có nhiều nguyên nhân, như: từng bị cô phạt, từng bị điểm kém, hay đơn giản vì “ghét cái thái độ,… hay cũng có thể vì cách dạy của thầy cô không hợp với bản thân… Ai cũng biết, không ưa thầy cô là không tốt nhưng không phải ai cũng tránh được.
Đọc vị ra các vấn đề “khó nhằn” không chỉ của sinh viên, học sinh Việt nam mà còn là của cả thế giới để mỗi chúng ta có thể biết được và có những phương pháp riêng để khắc phục.