Hoạ sĩ thấy tranh của mình ở bảo tàng nhưng khi xem tên tác giả thì mới nhận ra điều bất ngờ

Tuấn Hưng, Theo Helino 12:35 19/06/2019
Chia sẻ

Bức tranh trông "quen quen" được treo trên tường kia là của mình, nhưng tác giả lại không phải là mình.

Một hoạ sĩ vẽ minh hoạ người Pháp là Milika Favre - người vẫn còn sống khoẻ re nhé, đã tạo ra tác phẩm "Kama Sutra" cho bìa cuốn sách xoay quanh loài chim cánh cụt Penguins Books hổi năm 2012. Đáng tiếc, nhà xuất bản đã không chọn nó, nhưng điều kỳ lạ ở chỗ, cô lại tìm thấy bức hoạ này được trưng bày dưới tên một nghệ sĩ đã chết ở một bảo tàng Structura tại Sofia, Bulgaria. 

Hoạ sĩ thấy tranh của mình ở bảo tàng nhưng khi xem tên tác giả thì mới nhận ra điều bất ngờ - Ảnh 1.

Tranh được trưng bày ở bào tàng (trái) và tác phẩm của Favre (phải)

Bức tranh này gần như y hệt bìa sách mà Favre vẽ, nhưng lại được ghi là do hoạ sĩ theo trường phái đương đại Sirak Skitnik - đã mất năm 1943, tạo nên. Nó là một trong bộ sưu tập những tác phẩm ít người biết đến của các danh hoạ người Bulgaria, chính vì vậy mà đây là cơ hội tuyệt vời cho những kẻ gian làm giả tranh rồi trà trộn nó vào đây. Ban tổ chức của triển lãm này cũng đã lên tiếng công nhận rằng mình đã trưng bày những tác phẩm nghệ thuật đạo nhái và cho biết họ cũng là "nạn nhân bị lừa đảo bởi những tay buôn vô đạo đức".

Favre cho biết đây là một tình huống "hết sức điên rồ", nói thêm rằng: "Nó khiến tôi tự vấn bản thân một lúc, nhưng rồi tôi nhận ra rằng làm gì có chuyện trùng hợp như thế. Mà tôi không phải là người duy nhận gặp chuyện này. Theo tôi biết thì có hai hoạ sĩ khác cũng rơi vào trường hợp tương tự với triển lãm này". Một trong hai người này là Quibe - một hoạ sĩ vẽ minh hoạ người Pháp rất nổi tiếng với phong cách vẽ đơn giản, còn người còn lại là một hoạ sĩ vẽ truyện tranh. 

Hoạ sĩ thấy tranh của mình ở bảo tàng nhưng khi xem tên tác giả thì mới nhận ra điều bất ngờ - Ảnh 2.

Tác phẩm này được trưng bày công khai ở phòng tranh Structura

Favre nói: "Chúng tôi đều thuộc trường phái vẽ minh hoạ đương đại. Tên trộm này cũng có gu thẩm mỹ đấy chứ". Đại diện của phòng tranh cho biết họ muốn "xin lỗi tất cả các bên liên quan". Họ cũng đề xuất rằng sau vụ việc này, nên tổ chức một buổi thẩm định các tác phẩm giả mạo, đạo nhái trên thị trường tranh Bulgaria. Favre nói rằng cô chưa bao giờ nghe đến nghệ danh của người được cho là tác giả bức tranh cô vẽ, nhưng cũng coi đây "như một lời khen ngợi". 

Tác giả Malika Favre

Cô đùa cợt rằng: "Thật sự tôi cảm thấy rất hãnh diện. Điều này cũng rất thú vị, bởi nó khiến chúng ta đặt ra câu hỏi đâu là ranh giới giữa vẽ minh hoạ đương đại và nghệ thuật. Bởi hai thứ này hoàn toàn trái ngược nhau đấy". Favre cũng không biết chuyện gì sẽ xảy ra với tác phẩm kia, nhưng cũng chia sẻ: "Tôi muốn có nó, nếu được thế thì thật buồn cười. Tuy nhiên chắc chắn nó sẽ phải biến mất khỏi triễn lãm kia thôi."

Theo Mirror

TIN CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày