Họa sĩ khuyết tật Lê Minh Châu vẽ chân dung học trò để triển lãm tại gian hàng Sáng kiến Màu cam

Quỳnh Trân, Theo Trí Thức Trẻ 22:17 15/01/2017

Đồng hành cùng dự án "Sáng kiến màu Cam" ủng hộ người khuyết tật và nạn nhân chất độc da cam, Lê Minh Châu đã tặng 2 tác phẩm được vẽ bằng miệng của mình cho dự án. Trong đó có một bức phong cảnh của anh được bán với giá 500 USD.

Từng là người sáng lập và là nguyên đồng Chủ tịch của Nhóm đối thoại Việt - Mỹ về chất độc da cam, bà Tôn Nữ Thị Ninh (hiện là Chủ tịch Quỹ Hòa Bình và Phát Triển TP. HCM) đã từng đi thăm nhiều gia đình và các Trung tâm nuôi dưỡng nạn nhân chất độc da cam. Cũng từ đó, bà quan tâm nhiều đến sự bất công mà những nạn nhân này phải gánh chịu. 

Trong khi đó, sự quan tâm của phía Hoa Kỳ thì quá ít và nỗ lực từ phía chúng ta cũng còn những hạn chế. Với suy nghĩ đó, khi nhiếp ảnh gia người Nhật Goro Nakamura ngỏ ý muốn thành lập một quỹ ủng hộ nạn nhân chất độc màu da cam, bà Ninh đã đồng ý ngay. Tuy nhiên, để việc vận động hiệu quả, bà đã đề xuất mở rộng đối tượng được hỗ trợ là người khuyết tật nói chung, không chỉ riêng người bị nhiễm chất độc màu da cam. Sáng kiến Màu cam được ra đời từ đó.

Họa sĩ khuyết tật Lê Minh Châu vẽ chân dung học trò để triển lãm tại gian hàng Sáng kiến Màu cam - Ảnh 1.

Bà Tôn Nữ Thị Ninh có sự quan tâm đặc biệt đến người khuyết tật ở Việt Nam và nạn nhân chất độc da cam.

Họa sĩ khuyết tật Lê Minh Châu vẽ chân dung học trò để triển lãm tại gian hàng Sáng kiến Màu cam - Ảnh 2.

Đối với bà, nạn nhân chất độc da cam là di sản đau thương của đất nước, và chúng ta cần phải làm gì đó cho những mảnh đời này.

"Tôi luôn nghĩ đến các gia đình có nạn nhân chất độc da cam hay người khuyết tật, họ rất vất vả, nếu mình tạo thuận lợi cho người khuyết tật thì chính gia đình họ sẽ đỡ vất vả. Ví dụ nếu một người khuyết tật về di chuyển được tặng 1 chiếc xe lăn thì có thể tự di chuyển được trong nhà, đỡ cho người thân của họ. Hoặc nếu chúng ta dạy cho người khuyết tật làm ra một sản phẩm nào đó thì họ sẽ tự nuôi sống bản thân họ được, sẽ cảm thấy mình có ích và sẽ yêu đời hơn, niềm vui đó sẽ được lan tỏa trong gia đình của họ", bà Tôn Nữ Thị Ninh chia sẻ.

Hiện nay, dự án Sáng kiến Màu cam đã cùng Công ty Pulse Active đưa người khuyết tật và nạn nhân chất độc da cam đến với đường chạy 5km tại Giải chạy Việt Dã 2017. Trước ngày chạy chính thức, gian hàng Sáng kiến Màu cam cũng đã có nhiều hoạt động trưng bày, chiếu phim và giao lưu cùng những tấm gương khuyết tật nghị lực như Huỳnh Thị Xậm, chị Trần Thị Mỹ Quyên và họa sĩ Lê Minh Châu (nạn nhân chất độc da cam cũng là nhân vật chính trong phim tài liệu được đề cử Oscar 2016). 

Họa sĩ khuyết tật Lê Minh Châu vẽ chân dung học trò để triển lãm tại gian hàng Sáng kiến Màu cam - Ảnh 3.

Bà Tôn Nữ Thị Ninh cùng các tình nguyện viên của dự án Sáng kiến Màu cam.

Những hoạt động ý nghĩa trong Ngày khởi động Giải chạy Việt dã 2017 tại gian hàng của Sáng kiến Màu cam - Thực hiện: Quỳnh Trân.

Đặc biệt trong buổi giao lưu chia sẻ câu chuyện của chính mình, anh Lê Minh Châu cũng đã tặng cho dự án hai tác phẩm được anh vẽ bằng miệng. Một bức tranh phong cảnh miền Tây và một bức tranh vẽ chân dung nữ học trò mà anh yêu quý, tranh phong cảnh được bán với giá 500 USD để ủng hộ Quỹ của Sáng kiến Màu cam. 

"Mình từng dạy tiếng Anh, dạy vẽ cho trẻ em trong và ngoài nước, mình nghĩ đó là cách để một người khuyết tật như mình có thể truyền cảm hứng cho những người khác, những người không khuyết tật", anh chia sẻ.

Những hình ảnh trong ngày khởi động 14/1 trước khi diễn ra Giải chạy Việt dã 2017:

Họa sĩ khuyết tật Lê Minh Châu vẽ chân dung học trò để triển lãm tại gian hàng Sáng kiến Màu cam - Ảnh 5.

Lê Minh Châu và bức chân dung cô học trò của anh.

Họa sĩ khuyết tật Lê Minh Châu vẽ chân dung học trò để triển lãm tại gian hàng Sáng kiến Màu cam - Ảnh 6.

Hoạt động vẽ tranh, gấp giấy cho trẻ em do Toa tàu tổ chức.

Họa sĩ khuyết tật Lê Minh Châu vẽ chân dung học trò để triển lãm tại gian hàng Sáng kiến Màu cam - Ảnh 7.

Họa sĩ khuyết tật Lê Minh Châu vẽ chân dung học trò để triển lãm tại gian hàng Sáng kiến Màu cam - Ảnh 8.

Vừa qua, Lê Minh Châu cũng đã vinh dự nhận giải thưởng là một trong những Người truyền cảm hứng năm 2016 do WeChoice Awards tổ chức.

Họa sĩ khuyết tật Lê Minh Châu vẽ chân dung học trò để triển lãm tại gian hàng Sáng kiến Màu cam - Ảnh 9.

Bà Tôn Nữ Thị Ninh ân cần đẩy xe lăn cho cô giáo Huỳnh Thị Xậm (Hiện đang giảng dạy tại Trung tâm dạy nghề cho người khuyết tật và trẻ mồ côi TP.HCM).

Họa sĩ khuyết tật Lê Minh Châu vẽ chân dung học trò để triển lãm tại gian hàng Sáng kiến Màu cam - Ảnh 10.

Bị liệt hai tay và một chân nhưng chị Xậm vẫn cố gắng học và đã tốt nghiệp Khoa Xã hội học, trường ĐH Mở TP HCM vào tháng 3/2014.

Họa sĩ khuyết tật Lê Minh Châu vẽ chân dung học trò để triển lãm tại gian hàng Sáng kiến Màu cam - Ảnh 11.

Chương trình còn có sự góp mặt của chị Trần Thị Mỹ Quyên. Dù bị cụt cả hai bàn tay lẫn hai bàn chân, nhưng chị Quyên vẫn phấn đấu với cái nghèo và bất hạnh của bản thân để thi đậu Khoa tiếng Pháp, trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM.

Họa sĩ khuyết tật Lê Minh Châu vẽ chân dung học trò để triển lãm tại gian hàng Sáng kiến Màu cam - Ảnh 12.

Bước qua hoàn cảnh cá nhân, hoàn cảnh gia đình nghèo khó, hơn 12 năm nay, chị là đại diện của tổ chức hỗ trợ Nạn nhân chất độc màu da cam Việt - Pháp, lặn lội về vùng sâu vùng xa để làm cầu nối, mang giúp đỡ của mạnh thường quân quốc tế đến hàng trăm trẻ em khuyết tật, với nguồn hỗ trợ từ 2-3 tỷ đồng/năm.